Khơi thông nhiều thị trường thủy sản

Tại buổi họp báo về tình hình hoạt động của ngành Nông nghiệp trong tháng 8 và thông báo nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều tối 31/8, ông Trần Quốc Tuấn, quyền Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết trong tháng 8, mặc dù ngành đã đạt được kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: Nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục suy giảm về sản lượng;
XK một số mặt hàng nông sản vẫn còn gặp khó khăn, suy giảm mạnh; tiến độ thực hiện Nghị quyết 19, các nhiệm vụ về cải cách hành chính, xây dựng văn bản pháp quy còn chậm. Vì vậy, trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2015, các đơn vị cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, ngành để thực hiện các nhiệm vụ được giao và chuẩn bị tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2016.
Trong 8 tháng qua, kim ngạch XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 9,2 tỉ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, lượng XK thủy sản tuy đạt gần 4,13 tỉ USD, nhưng giá trị này cũng đã giảm 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) nhận định nếu theo dõi kim ngạch XK nói chung từ đầu năm đến nay thì nhìn thấy rõ xu hướng XK thủy sản phải theo nhu cầu. Thông thường cuối năm thì nhu cầu tăng, còn đầu năm và giữa năm thì không.
Để tăng kim ngạch XK, theo ông Tiệp phải mở cửa được nhiều thị trường khác nhau, hiện nay, riêng thủy sản đã XK đến trên 140 thị trường.
"Vừa rồi XK có chút sụt giảm là do một số thị trường thắt chặt lại việc nhập tôm sú, nhưng hiện nay đã tháo gỡ được, hy vọng sớm mở cửa trở lại. Thị trường Nga và Liên minh kinh tế Á - Âu cũng khá hứa hẹn. Tháng 7 vừa rồi, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã sang đàm phán và phía Liên minh Kinh tế Á - Âu đã chấp thuận thêm 4 DN XK thủy sản vào thị trường này. Như vậy, công tác tiếp cận thị trường chúng ta đã làm tốt, nhưng XK được nhiều không thì còn phụ thuộc nhu cầu", ông Tiệp cho biết thêm.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên về việc XK thủy sản bị ảnh hưởng do Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ như thế nào, ông Tiệpcho biết: Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ đã ảnh hưởng lớn tới XK thủy sản. Nhiều nước khác như Thái Lan, Malaysia cũng phá giá đồng tiền, nên giá tôm XK của Việt Nam trở nên đắt hơn.
Cùng với việc NHNN đã điều chỉnh và nới biên độ tỉ giá, chu kỳ nhu cầu tiêu thụ thủy sản từ tháng 10 sẽ tăng cao, nhất là vào dịp Giáng sinh, nên hy vọng kim ngạch XK thủy sản cuối năm sẽ gia tăng.
Có thể bạn quan tâm

Gần 1 tuần nay, giá các loại rau ăn lá, ăn quả bán tại các chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai liên tục tăng thêm từ 3-5 ngàn đồng/kg. Ngày 17-6, rau ăn lá như: cải ngọt, cải xanh bán lẻ tại chợ là 10-12 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 3-4 ngàn đồng/kg; mùng tơi, rau dền, khổ qua, dưa leo có giá từ 9-10 ngàn đồng/kg, tăng 3 ngàn đồng/kg; bầu, bí xanh 14-16 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg so với cách đây gần 1 tuần.

Gần 1 tháng qua, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn An Giang và các tỉnh lân cận đã ngưng mua cá nguyên liệu của nông dân, làm người nuôi điêu đứng. Đại diện một doanh nghiệp cho biết, do thị trường thế giới hạn chế nhập hàng; giá xuất khẩu chỉ tăng 30 cent, nhưng giá nguyên liệu lại tăng 2.500 đồng/kg, nên doanh nghiệp hạn chế sản xuất.

Nhưng do người dân chạy theo thị trường, không theo quy hoạch dẫn tới cung vượt cầu và hệ quả là điệp khúc trồng - chặt - trồng liên tục diễn ra, người nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn. Hiện nhiều người dân đã quay lưng với cây cao su, loại cây một thời làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Nhiều nông dân ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã mạnh dạn phá bỏ thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng xen canh rau màu mang lại hiệu quả cao.

Phần lớn diện tích lúa hè thu ở Huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đang ở giai đoạn từ 40-45 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ.