Khơi thông nhiều thị trường thủy sản

Tại buổi họp báo về tình hình hoạt động của ngành Nông nghiệp trong tháng 8 và thông báo nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều tối 31/8, ông Trần Quốc Tuấn, quyền Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết trong tháng 8, mặc dù ngành đã đạt được kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: Nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục suy giảm về sản lượng;
XK một số mặt hàng nông sản vẫn còn gặp khó khăn, suy giảm mạnh; tiến độ thực hiện Nghị quyết 19, các nhiệm vụ về cải cách hành chính, xây dựng văn bản pháp quy còn chậm. Vì vậy, trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2015, các đơn vị cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, ngành để thực hiện các nhiệm vụ được giao và chuẩn bị tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2016.
Trong 8 tháng qua, kim ngạch XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 9,2 tỉ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, lượng XK thủy sản tuy đạt gần 4,13 tỉ USD, nhưng giá trị này cũng đã giảm 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) nhận định nếu theo dõi kim ngạch XK nói chung từ đầu năm đến nay thì nhìn thấy rõ xu hướng XK thủy sản phải theo nhu cầu. Thông thường cuối năm thì nhu cầu tăng, còn đầu năm và giữa năm thì không.
Để tăng kim ngạch XK, theo ông Tiệp phải mở cửa được nhiều thị trường khác nhau, hiện nay, riêng thủy sản đã XK đến trên 140 thị trường.
"Vừa rồi XK có chút sụt giảm là do một số thị trường thắt chặt lại việc nhập tôm sú, nhưng hiện nay đã tháo gỡ được, hy vọng sớm mở cửa trở lại. Thị trường Nga và Liên minh kinh tế Á - Âu cũng khá hứa hẹn. Tháng 7 vừa rồi, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã sang đàm phán và phía Liên minh Kinh tế Á - Âu đã chấp thuận thêm 4 DN XK thủy sản vào thị trường này. Như vậy, công tác tiếp cận thị trường chúng ta đã làm tốt, nhưng XK được nhiều không thì còn phụ thuộc nhu cầu", ông Tiệp cho biết thêm.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên về việc XK thủy sản bị ảnh hưởng do Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ như thế nào, ông Tiệpcho biết: Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ đã ảnh hưởng lớn tới XK thủy sản. Nhiều nước khác như Thái Lan, Malaysia cũng phá giá đồng tiền, nên giá tôm XK của Việt Nam trở nên đắt hơn.
Cùng với việc NHNN đã điều chỉnh và nới biên độ tỉ giá, chu kỳ nhu cầu tiêu thụ thủy sản từ tháng 10 sẽ tăng cao, nhất là vào dịp Giáng sinh, nên hy vọng kim ngạch XK thủy sản cuối năm sẽ gia tăng.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm nay XK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đạt giá trị 25 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. EU là thị trường NK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ lớn nhất chiếm 69% tỷ trọng, đạt giá trị 17,6 triệu USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngày 4/6, tại TP. HCM đã diễn ra Hội thảo “Hài hòa hóa quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y dịch tễ của Việt Nam với quy định của EU - khuyến nghị đối với ngành thủy hải sản Việt Nam”.

Là người đầu tiên thực hiện thành công mô hình nuôi chim trĩ đỏ - một loài chim quý, có giá trị kinh tế cao, hiện trang trại của anh Võ Lợi (Tổ 17, phường Phú Bài, Hương Thủy, TP Huế) cho thu nhập trên 200 triệu/năm.

Từ một tiểu thương chuyên sản xuất gạch thủ công và buôn bán, ông Nguyễn Đức, thôn Đồng Nhơn Nam, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã chuyển sang làm nông nghiệp với mô hình kinh tế trang trại lên đến hàng tỷ đồng. Ông là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi trong nhiều năm.

Dù trang trại được bao bọc xung quanh là hồ ao, xa khu dân cư, nhưng anh Đoàn Văn Thuyên, thôn Vĩnh Lại, xã Cẩm Đông (huyện Cẩm Giàng) bảo, vẫn không ăn thua...