Khơi sáng ngọn lửa Nông hội đỏ anh hùng

Từ bùn đen đứng dậy sáng lòa
Mặc dù thực dân Pháp ném bom đàn áp làm chết 217 người và bị thương 125 người trong cuộc nổi dậy ngày 12.9.1930, nhưng vẫn không thể làm rung chuyển tinh thần cách mạng của người dân Hưng Nguyên nói riêng và ND 2 tỉnh Nghệ An Hà Tĩnh nói chung.
Ngay tối hôm đó, một đoàn biểu tình khác đã kéo đến chiếm huyện lỵ Nam Đàn, cắt dây điện tín và chống lại lính khố xanh.
Suốt trong tháng 9 và tháng 10.1930, ND các huyện ở Nghệ - Tĩnh đã vũ trang khởi nghĩa, kéo đến đốt phá huyện lỵ, phá nhà giam, ga xe lửa… Khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng đã làm cho bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện khiếp sợ, tê liệt và tan rã.
Các ban chấp hành Nông hội xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị, xã hội ở nông thôn và làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết.
Đây là lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở nhiều địa phương cấp xã.
Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường (thứ 2 từ trái sang) cùng lãnh đạo Hội ND tỉnh Nghệ An và huyện Hưng Nguyên thăm trang trại của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng (xóm 5, xã Hưng Tiến).
Đã ở tuổi 92 nhưng mỗi lần có người hỏi về ký ức những cuộc biểu tình của người dân Hưng Nguyên trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, ông Trần Văn Diệu (hiện ở khối 15, thị trấn Hưng Nguyên) lại thấy bùi ngùi.
Hồi đó, bố ông- cụ Trần Khiếu là một thanh niên yêu nước đã cùng Nông hội đỏ đứng lên biểu tình.
Sau này khi bố ông trở thành ủy viên Ban chấp hành Nông hội, nhà ông ở xã Nghĩa Liệt (nay là xã Hưng Lam) trở thành nơi hội họp, ẩn náu của các anh em trong Nông hội… Sau này với cương vị là Hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Hưng Nguyên), ông Diệu đã truyền tinh thần cách mạng của cha ông mình cho các thế hệ cháu con.
Tô thắm thêm truyền thống quê hương
Viết tiếp trang sử hào hùng của tổ chức Nông hội đỏ, hội viên, ND Hưng Nguyên hôm nay đang ra sức thi đua phát triển kinh tế làm giàu đẹp cho mình và cho xã hội.
Hộ gia đình anh Nguyễn Huy Tiến ở xóm 4, xã Hưng Tiến, hiện nuôi 12.000 con gà, mỗi ngày cung cấp ra thị trường 8.000 quả trứng, doanh thu mỗi năm xấp xỉ 6 tỷ đồng.
Cách đó không xa là trại nuôi lợn siêu nạc của gia đình anh Lê Quốc Tân và chị Nguyễn Thị Hồng (xóm 5).
Trên diện tích 2,3ha và 500m2 chuồng trại, anh chị phát triển chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, mỗi năm xuất chuồng gần 100 tấn thịt lợn.
Nhiều hộ ND ở Hưng Nguyên đã biết kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi; mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc nông nghiệp; áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Trên địa bàn huyện ngày xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập hàng năm từ 170 -300 triệu đồng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên, ND toàn huyện đã đóng góp 106,40 tỷ đồng, trên 92.288 ngày công; hiến gần 19.662m2 đất để làm mới và sửa chữa 125,8km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng; 104km kênh mương nội đồng; 276 cầu cống, 1.325 phòng học, 77 nhà văn hóa xã, xóm.
Đến nay toàn huyện có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ có thêm 5 xã được công nhận xã nông thôn mới.
Đánh giá về hoạt động hội và phong trào ND Hưng Nguyên trong thời kỳ mới, ông Nguyễn Hữu Nhị- Chủ tịch Hội ND tỉnh Nghệ An nhận xét: “Tổ chức Hội thường xuyên được củng cố, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực và tích cực chăm lo cho lợi ích nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Xu thế gần đây khá nhiều hộ chăn nuôi gà thịt lựa chọn phương thức chăn nuôi gà theo hướng thả vườn bởi thực tế cách chăn nuôi trên có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các ban ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên, nhiều hộ nông dân ở xã Thanh Chăn huyện Điện Biên đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tư phát triển kinh tế trang trại vườn rừng, xóa được đói nghèo từng bước vươn lên làm giàu.

Ếch Thái Lan dễ nuôi, nông dân có thể tận dụng diện tích mặt nước của ao, hồ hoặc những khoảng đất trống trong vườn để đầu tư nuôi ếch theo phương pháp công nghiệp, tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, do giá cả thức ăn ngày càng tăng cao, trong khi giá ếch thương phẩm bán vào vụ thuận không cao nên nông dân thu lãi ít, thậm chí thua lỗ. Điều này đã làm cho nhiều hộ nông dân từ bỏ việc nuôi ếch.

Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.

Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.