Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới
Ngày đăng: 01/08/2015

Đến nay, xã Thuận đạt được 11/19 tiêu chí trong xây dựng NTM, trong đó, nổi bật là các tiêu chí về giáo dục, y tế, nhà ở, an ninh, trật tự xã hội... Những thành quả đạt được của xã Thuận trong xây dựng NTM rất đáng ghi nhận, bởi đây là một xã biên giới, với 638 hộ, 2.896 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm hơn 75%, với xuất phát điểm thấp về kinh tế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Qua hơn 4 năm triển khai xây dựng NTM, những tiềm năng thế mạnh sẵn có ở xã Thuận được đánh thức và phát huy hiệu quả. Nổi bật là trên lĩnh vực kinh tế, xã Thuận đã tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển toàn diện, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tập trung thâm canh vùng sắn nguyên liệu, diện tích chuối xuất khẩu, phát triển cao su tiểu điền ở những vùng đã được quy hoạch; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT, liên kết, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm; hướng dẫn người dân về phát triển các loại cây trồng chủ lực, mạnh dạn cải tạo thay giống các vườn cây lâu năm bằng giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt. Sự chuyển đổi mạnh mẽ nhất trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở xã Thuận bắt đầu từ cây sắn nguyên liệu.

Hiện nay, diện tích sắn toàn xã đạt hơn 570 ha, năng suất bình quân 17,5 tấn/ha; nhập cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa trên 47.500 tấn. Bình quân thu nhập từ cây sắn đạt 15,2 tỷ đồng/ năm. Nhiều gia đình làm giàu từ trồng sắn đã gia nhập CLB thu nhập trên 100 triệu đồng ở vùng Lìa. Bên cạnh đó, người dân trong xã còn chú trọng phát triển diện tích trồng chuối với hơn 442 ha, thu nhập bình quân hàng năm 8,5 tỷ đồng. Các ngành nghề dịch vụ phát triển mạnh mẽ, với 105 hộ kinh doanh các loại hình dịch vụ ngành nghề, vận chuyển sắn nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn, thu nhập từ thương mại dịch vụ hàng năm đạt 3,8 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 150 lao động. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2015 tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ của xã đạt trên 29,4 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 9,3 triệu đồng; số hộ nghèo hiện còn 77 hộ/638 hộ, chiếm tỷ lệ 12,06%.

Điểm nổi bật trong khởi sắc ở xã Thuận chính là sự nghiệp giáo dục- đào tạo được quan tâm đầu tư đúng mức. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt công tác dạy và học; chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Công tác khuyến học, khuyến tài phát triển sâu rộng. Các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao có nhiều tiến bộ, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện. Gắn việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” từng bước đi vào chiều sâu; số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa tăng từ 250 hộ (năm 2010) lên đến 489 hộ (năm 2014); 13 thôn phát động xây dựng thôn văn hóa, trong đó có 10 thôn được công nhận thôn văn hóa cấp huyện. Từ năm 2010- 2015, xã Thuận đã xây dựng được 10 nhà sinh hoạt cộng đồng ở 10/13 thôn bản, 1 nhà văn hoá trung tâm đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc gia; 98 % hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn và điện thoại.

Công tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho nhân dân và phòng chống dịch bệnh, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế ngày càng được nâng cao. Trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2014. Công tác phối hợp quân- dân y trong khám chữa bệnh cho nhân dân thường xuyên được triển khai kịp thời, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân và cộng đồng. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách Dân số- KHHGĐ đạt được hiệu quả, thực hiện tốt mô hình sinh ít con, tập trung phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, xã Thuận thường xuyên quan tâm xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, chủ động đề cao cảnh giác cách mạng và thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với xây dựng NTM. Công tác xây dựng hệ thống chính trị luôn được chú trọng, trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy các phong trào thi đua và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Biển Ở Khánh Hòa Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Biển Ở Khánh Hòa

Ngày 21/3/2013, đoàn kiểm tra gồm ông Đỗ Văn Nam, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Thủy sản, cùng một số cán bộ đã đến thăm mô hình nuôi cá lồng tại Bãi Miễu, thôn Trí Nguyễn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mô hình có 4 hộ tham gia với đối tượng nuôi là cá chim vây vàng và cá chẽm.

23/03/2013
Nhiều Nông Dân Chọn Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thay Thế Tôm Sú Nhiều Nông Dân Chọn Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thay Thế Tôm Sú

Năm 2008, tôm thẻ chân trắng được cho phép nuôi đại trà ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm để đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển hơn 5 năm, phần lớn nông dân nuôi tôm nước lợ ở Tiền Giang đã chọn tôm thẻ chân trắng.

06/09/2013
Dịch Tai Xanh Bùng Phát Ở Một Số Tỉnh Miền Trung Dịch Tai Xanh Bùng Phát Ở Một Số Tỉnh Miền Trung

Dịch lợn tai xanh đã và đang lây lan nhanh tại một số tỉnh miền Trung, nhất là tại các địa bàn chăn nuôi trọng điểm.

23/03/2013
Phát Triển Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Tập Trung Ở Cà Mau Phát Triển Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Tập Trung Ở Cà Mau

Trong tiến trình phát triển nghề nuôi thủy sản, tỉnh đã quy hoạch 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, sau một thời gian quy hoạch được thông qua, hiện nay 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc triển khai quy hoạch như mục tiêu ban đầu đang gặp phải nhiều khó khăn.

09/09/2013
Trao Chứng Nhận GlobalGAP Cho 3 Cơ Sở Nuôi Cá Tra Thương Phẩm Ở Vĩnh Long Trao Chứng Nhận GlobalGAP Cho 3 Cơ Sở Nuôi Cá Tra Thương Phẩm Ở Vĩnh Long

Chiều 22/3/2013, Tổ chức quốc tế Bureau Veritas Certification đã trao chứng nhận GlobalGAP cho 3 cơ sở nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long gồm: trang trại cá tra ở xã Mỹ Hòa (Bình Minh) thuộc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), trang trại cá tra Ba Huy ở xã Thanh Bình (Vũng Liêm) và trang trại nuôi cá tra xuất khẩu ở xã Quới Thiện (Vũng Liêm) thuộc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phước Anh.

25/03/2013