Khởi sắc cơ giới hóa trồng lúa ở Đồng Nai

Gần 100% diện tích đất trồng ở Đồng Nai đã được sử dụng các loại máy móc, thiết bị.
Hiện, trên địa bàn tỉnh gần 100% diện tích đất trồng lúa đã được sử dụng các loại máy móc, thiết bị để làm đất.
Đối với các loại cây trồng chủ lực, như cây ăn trái, tiêu, điều, cà phê phần lớn diện tích đã ứng dụng công nghệ tưới nước, bón phân qua đường ống…
Trong lĩnh vực chăn nuôi, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn đã áp dụng cơ giới hóa: Máy móc vệ sinh, sát trùng chuồng trại, hệ thống cho ăn bán tự động, uống tự động và hệ thống làm mát chuồng trại.
Đối với hệ thống cung cấp máy nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh có 18 cơ sở chuyên chế tạo, 53 cơ sở chuyên dịch vụ, sửa chữa, 87 cơ sở kinh doanh máy nông nghiệp và 129 cơ sở tổng hợp…
Ông Lê Văn Nha – Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, trong những năm qua, nông nghiệp tỉnh Đồng Nai phát triển với tốc độ khá nhanh; cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhờ công tác cơ giới hóa được quan tâm đầu tư. Hiện trong trồng trọt từ khâu làm đất cho đến sau thu hoạch gần như đã được cơ giới hóa.
Mặc dù mức độ cơ giới hóa ở các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay ở Đồng Nai đang được đẩy mạnh nhưng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Ở một số khâu ngành trồng trọt, tỷ lệ cơ giới hóa chưa nhiều, nhất là khâu thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch. Các cơ sở chăn nuôi nhỏ hầu hết vẫn sử dụng phương pháp thủ công nên nguy cơ ô nhiễm môi trường khá cao.
Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai Phạm Minh Đạo cho biết, sắp tới Đồng Nai sẽ đẩy mạnh hơn việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xem đây là khâu đột phá đặc biệt quan trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tập trung đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ liên kết, hợp tác, hỗ trợ cho nông dân trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản.
Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp - nông thôn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị ở khu vực nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Peter Pickering thông tin: Syngenta dành sự quan tâm đặc biệt và có kế hoạch hợp tác với các đơn vị có liên quan của Bộ NNPTNT để chuyển giao kỹ thuật canh tác ngô, giúp nông dân tiếp cận với giải pháp canh tác tiên tiến nhằm phát huy tiềm năng năng suất của giống, gia tăng sản lượng ngô tại các vùng trồng ngô trọng điểm của Việt Nam như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.

Hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM là sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hồng An, không chỉ đổi thay ở diện mạo nông thôn, đời sống của người dân cũng chuyển biến tích cực. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 30 triệu đồng/người/năm.

Giá tôm sú trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn ở mức cao là cơ sở chính giúp giá trị XK tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản duy trì tăng trưởng mạnh. Trong khi, giá tôm chân trắng đang có chiều hướng giảm bởi nguồn cung loại tôm này gia tăng nhờ sản xuất tại nhiều nước cải thiện hơn sau “cơn bão” EMS (Hội chứng tôm chết sớm).

Sinh ra từ cái nôi của làng nghề, ông Nguyễn Duy Hòa, chủ cơ sở đồ gỗ Hòa Hiếu là một trong những người “giữ lửa” nghề truyền thống ở làng Hạ Vũ. Sau hơn 20 năm thành lập, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay người chủ cũng là nghệ nhân này đã có một cơ ngơi với hai cơ sở sản xuất gần 600m2, có uy tín trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Trong quá trình hoạt động, công ty gặp không ít khó khăn, như: Cơ sở vật chất, lao động phân bố rải rác trên địa bàn gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành; một số hệ thống công trình quan trọng lâu năm đã bị xuống cấp, hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu phục vụ; tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp (hạn hán, lũ lụt, mặn ngày càng thâm nhập sâu); bên cạnh đó, tài chính gặp cũng không ít khó khăn do việc cấp phát vốn theo kế hoạch đang còn chậm...