Khởi sắc cơ giới hóa trồng lúa ở Đồng Nai

Gần 100% diện tích đất trồng ở Đồng Nai đã được sử dụng các loại máy móc, thiết bị.
Hiện, trên địa bàn tỉnh gần 100% diện tích đất trồng lúa đã được sử dụng các loại máy móc, thiết bị để làm đất.
Đối với các loại cây trồng chủ lực, như cây ăn trái, tiêu, điều, cà phê phần lớn diện tích đã ứng dụng công nghệ tưới nước, bón phân qua đường ống…
Trong lĩnh vực chăn nuôi, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn đã áp dụng cơ giới hóa: Máy móc vệ sinh, sát trùng chuồng trại, hệ thống cho ăn bán tự động, uống tự động và hệ thống làm mát chuồng trại.
Đối với hệ thống cung cấp máy nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh có 18 cơ sở chuyên chế tạo, 53 cơ sở chuyên dịch vụ, sửa chữa, 87 cơ sở kinh doanh máy nông nghiệp và 129 cơ sở tổng hợp…
Ông Lê Văn Nha – Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, trong những năm qua, nông nghiệp tỉnh Đồng Nai phát triển với tốc độ khá nhanh; cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhờ công tác cơ giới hóa được quan tâm đầu tư. Hiện trong trồng trọt từ khâu làm đất cho đến sau thu hoạch gần như đã được cơ giới hóa.
Mặc dù mức độ cơ giới hóa ở các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay ở Đồng Nai đang được đẩy mạnh nhưng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Ở một số khâu ngành trồng trọt, tỷ lệ cơ giới hóa chưa nhiều, nhất là khâu thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch. Các cơ sở chăn nuôi nhỏ hầu hết vẫn sử dụng phương pháp thủ công nên nguy cơ ô nhiễm môi trường khá cao.
Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai Phạm Minh Đạo cho biết, sắp tới Đồng Nai sẽ đẩy mạnh hơn việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xem đây là khâu đột phá đặc biệt quan trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tập trung đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ liên kết, hợp tác, hỗ trợ cho nông dân trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản.
Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp - nông thôn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị ở khu vực nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường các quốc gia vùng vịnh có nhu cầu lớn đối với một số trái cây đặc sản của Việt Nam như vải thiều, nhãn lồng, thanh long.
Giá ổi bán tại vườn hiện chỉ còn từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm ngoái mức giá đạt từ 4 - 5 ngàn đồng/kg.

Anh Ngô Văn Sáu (ngụ xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) là một nông dân cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học hỏi. Anh đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng sầu riêng Ri6 – một trong những hộ nông dân điển hình của địa phương - mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Tổng diện tích cam trên địa bàn huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đến tháng 12-2014 là trên 4.602 ha. Trong đó diện tích cam trồng mới trên 859 ha (diện tích trồng bằng giống cam sạch bệnh năm 2014 là 15,2 ha); cam kiến thiết cơ bản trên 717 ha, diện tích cam kinh doanh trên 3.026 ha.

Theo Công ty TNHH sản xuất, chế biến rau, củ, quả Toàn Cầu (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), doanh nghiệp vừa ký được đơn hàng xuất khẩu chuối tươi trị giá trên 11 triệu USD sang thị trường Nga.