Khôi Phục Nghề Khai Thác Hải Sản Bằng Chà Rạo

Chà rạo là nghề truyền thống của ngư dân ở một số vùng biển trong nước, trong đó có Bình Định, song nghề này đã dần mai một. Vừa qua, UBND xã cùng Hội Ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) đã xây dựng mô hình khai thác hải sản bằng nghề chà rạo có kết quả, năng suất, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng.
Theo bà con ngư dân ở đây, thả chà nhằm tạo bóng mát làm nơi trú ẩn, tập trung sinh sống của các loài hải sản để khai thác. Ưu điểm của nghề thả chà kết hợp dùng ngư cụ để khai thác cá là chủ động được ngư trường, chi phí khai thác thấp, năng suất cao, mang tính ổn định và hiệu quả.
Chi phí làm mỗi cây chà khoảng 15 triệu đồng, trong đó nguồn vốn từ Chương trình xây dựng nông thôn mới hỗ trợ 10 triệu đồng, ngư dân đầu tư 5 triệu đồng. Từ tháng 3.2013 đến nay, 16 cây chà đã được 16 hộ ngư dân tham gia mô hình thả xuống vùng biển Nhơn Lý.
Ông Lê Sĩ Hiền, ở thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý, cho biết: “Nhờ dùng chà tập trung cá, thu nhập của bà con ngư dân chúng tôi tăng lên đáng kể, thu được 5 - 6 triệu đồng/chà sau mỗi đợt khai thác.”
Theo ông Nguyễn Đình Xuân, cán bộ khuyến ngư của xã Nhơn Lý: “Hiện nay, toàn xã có 16 hộ ngư dân làm chà. Để đảm bảo thực hiện mô hình thả chà được thuận lợi, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai công tác quản lý, khai thác hải sản đúng theo quy định”.
Có thể bạn quan tâm

Gần một tuần nay, dọc sông Bồ, đoạn chảy qua địa phận 2 thôn Phước Yên và La Vân Thượng xảy ra tình trạng cá nuôi lồng chết trắng nổi trên sông một cách bất thường, gây lo lắng cho bà con nông dân.

Tuổi đời vườn tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên cũng như khu vực Đông Nam Bộ đã giảm từ 20 – 25 năm xuống còn 10 – 12 năm do ảnh hưởng của bệnh dịch, thuốc kích thích và tình trạng bón nhiều phân đạm của nông dân trong thời gian qua.

Việc nuôi cá bằng lồng bè ở hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2 để tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện này.

Mời bà con tham khảo lịch thời vụ trồng rau màu do 2lua sưu tầm và biên soạn

Đến ngày 26/5, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 154 ha tôm nuôi bị chết do bệnh đốm trắng, môi trường, đào vàng... làm chết khoảng 20 triệu con tôm thả nuôi từ 60 - 70 ngày tuổi.