Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

PGS.TS Hà Thanh Toàn, hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho biết Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.
Đó là một trong những nội dung thảo luận tại hội thảo “Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu” do UBND tỉnh Đồng Tháp và Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao vừa tổ chức.
Theo ông Toàn, thời gian qua Trường ĐH Cần Thơ đã cải tạo thành công giống lúa một bụi đỏ tại huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu), nâng cao khả nặng chịu mặn của giống lúa này từ 6% lên 8%, lai tạo giống lúa CTUS1-4 có khả năng chịu mặn đầu vụ là 10%, chịu phèn, chịu mặn giỏi tại các tỉnh Long An, Cà Mau, Bạc Liêu...
“Hiện nay chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu các giống lúa chịu phèn, chịu mặn, đang chờ ký hợp đồng với các địa phương để được triển khai” - ông Toàn cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trương Văn Te, ngụ ấp Cần Thuận, xã Cần Đăng (Châu Thành, An Giang) cho biết, tận dụng diện tích đất trống quanh nhà và 1 công đất ruộng, ông xây dựng bồn nuôi ba ba hơn 5 năm nay. Ngoài cung cấp ba ba thịt, gia đình ông còn cung cấp ba ba giống với giá từ 3.000 - 5.000 đồng/con. Hàng năm, gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng từ bán ba ba thịt và ba ba giống.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), đến thời điểm này, toàn huyện đã thả nuôi được 310ha tôm, gồm 250ha tôm thẻ chân trắng và 60ha tôm sú.

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo, trong đó có mô hình nuôi heo rừng lai.

Để việc ương cá giống đạt kết quả cao, người nuôi cần lưu ý thực hiện tốt những điều sau:

Theo nhiều ngư dân huyện Tuy An (Phú Yên), trong hơn tuần qua với nghề đi mành, bình quân mỗi tàu có công suất từ 20CV đến 45CV khai thác được 120 đến 150 giỏ cá giò, cá nục trong một đêm; nhiều tàu gặp luồng cá lớn, ngư dân trúng đậm từ 300 đến 340 giỏ cá.