Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

PGS.TS Hà Thanh Toàn, hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho biết Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.
Đó là một trong những nội dung thảo luận tại hội thảo “Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu” do UBND tỉnh Đồng Tháp và Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao vừa tổ chức.
Theo ông Toàn, thời gian qua Trường ĐH Cần Thơ đã cải tạo thành công giống lúa một bụi đỏ tại huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu), nâng cao khả nặng chịu mặn của giống lúa này từ 6% lên 8%, lai tạo giống lúa CTUS1-4 có khả năng chịu mặn đầu vụ là 10%, chịu phèn, chịu mặn giỏi tại các tỉnh Long An, Cà Mau, Bạc Liêu...
“Hiện nay chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu các giống lúa chịu phèn, chịu mặn, đang chờ ký hợp đồng với các địa phương để được triển khai” - ông Toàn cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Sau 11 tháng, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu gần 149 tỷ USD, nhưng mục tiêu tăng trưởng 10% theo kế hoạch đề ra từ đầu năm vẫn gặp nhiều thách thức.

Cánh cửa hội nhập của Việt Nam ngày càng mở cửa. Hàng nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để chen chân vào các thị trường nước ngoài. Song, hàng nông sản sẽ cạnh tranh khốc liệt ngay tại thị trường Việt Nam.

Nhằm tăng cường kiểm soát công tác giết mổ gia súc, gia cầm, an toàn vệ sinh thực phẩm, chiều 27/11, UBND TP. Hà Tĩnh tổ chức khánh thành cơ sở giết mổ tập trung Thạch Đồng.

Nghề trồng nấm tuy không còn mới trên mảnh đất Hà Tĩnh nhưng lại bén duyên khá muộn với các địa phương miền sơn cước. Dưới sự đỡ đầu của dự án SRDP, mô hình trồng nấm tại xã Sơn Trường (Hương Sơn) được kỳ vọng là hướng đi góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Sáng 28/11, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cùng đoàn công tác đi kiểm tra mô hình phát triển sản xuất, khu dân cư mẫu tại xã Thạch Văn và làm việc với cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã của Thạch Hà về tiến độ xây dựng NTM.