Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khôi Phục Diện Tích Vườn Chuyên Canh Cam Sành

Khôi Phục Diện Tích Vườn Chuyên Canh Cam Sành
Ngày đăng: 06/03/2012

Năm 2012, ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long tiếp tục phối hợp với tổ chức Trung tâm quốc tế Nghiên cứu nông nghiệp Nhật Bản (Jircas) thực hiện dự án “Tăng cường hệ thống khuyến nông áp dụng canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả trên cây cam sành”, triển khai trên diện tích 17 ha và nhân rộng mô hình chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ nhà vườn khôi phục diện tích vườn chuyên canh cam sành.

Với mục tiêu trang bị cho nông dân những kiến thức mới về canh tác giống cây ăn trái có múi, kỹ thuật chọn cây sạch bệnh và các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp giúp cây trồng đạt năng suất, sản lượng cao, dự án hỗ trợ nhà vườn 100% chi phí lên liếp, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây cam sành sạch bệnh và kết hợp trồng xen ổi xá lỵ nghệ để cải tạo đất, phòng chống bệnh vàng lá và tăng thêm thu nhập.

Tỉnh Vĩnh Long hiện có trên 7.200 ha trồng cam sành, tập trung tại 2 huyện Tam Bình và Trà Ôn. Riêng tại vùng chuyên canh huyện Tam Bình với thương hiệu “Cam sành Tam Bình”, qua khảo sát có trên 70% diện tích vườn cam sành bị nhiễm bệnh, làm giảm năng suất và chất lượng; trong đó 55% diện tích bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ do nấm Fusarium, bệnh vàng lá Greeing và 45% bị nhiễm bệnh do sử dụng giống cây trôi nổi và thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật canh tác.

Để khôi phục diện tích vườn chuyên canh cam sành cho giá trị kinh tế cao, ngành Nông nghiệp Vĩnh Long kết hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam và Trung tâm Jircas vận động nông dân đốn bỏ vườn cam bị nhiễm bệnh nặng, thực hiện nhiều dự án hỗ trợ nông dân khắc phục diện tích bị nhiễm và xây dựng mô hình trồng mới đúng kỹ thuật như mô hình thí điểm trồng mới giống cam sành sạch bệnh theo quy trình kỹ thuật canh tác hiện đại trên đất phèn và đất phù sa, mô hình thử nghiệm trồng cam trên các loại gốc ghép và mô hình trồng cam xen ổi xá lỵ nghệ.

Thông qua các dự án, mô hình thí điểm đã giúp nhà vườn thay đổi tập quán canh tác, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật từ khâu lên liếp, thiết kế vườn, thực hiện các biện pháp chăm sóc khôi phục và phát triển lại vườn cam sành tại địa phương. Hiện nay, cùng với nhân rộng mô hình tại các xã thuộc huyện Tam Bình, ngành Nông nghiệp Vĩnh Long tiếp tục thực hiện thí điểm các mô hình trồng cam ở các vùng đất khác nhau để chọn vùng thích hợp, khôi phục diện tích chuyên canh cam sành Tam Bình./.


Có thể bạn quan tâm

Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.

04/11/2014
Trái Cây Trái Cây "Made In" Gia Lai

Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

04/11/2014
Anh Huỳnh Tấn Lộc Hơn 20 Năm Gắn Bó Với Cây Sầu Riêng Anh Huỳnh Tấn Lộc Hơn 20 Năm Gắn Bó Với Cây Sầu Riêng

Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.

04/11/2014
Để Nghề Nuôi Nghêu Gò Công Trở Lại Thời Hoàng Kim Để Nghề Nuôi Nghêu Gò Công Trở Lại Thời Hoàng Kim

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả... và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.

04/11/2014
Sản Lượng Lương Thực Vụ Hè Thu Đạt Trên 297,5 Ngàn Tấn Sản Lượng Lương Thực Vụ Hè Thu Đạt Trên 297,5 Ngàn Tấn

Các loại cây trồng vụ hè thu năm nay có có diện tích tăng so với vụ hè thu 2013 là cây lúa 42.223 ha, đạt 108% kế hoạch, tăng 3,3% so vụ cùng kỳ; cây công nghiệp ngắn ngày 7.311 ha, tăng 11% (trong đó cây mè 5.325 ha, tăng 11% và cây đậu phụng 1.949 ha, tăng 8,1%). Diện tích lúa tăng do chủ động được nguồn nước; hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng được nguồn nước tưới.

04/11/2014