Khôi Phục Diện Tích Ca Cao Xen Dừa

Bình Đại (Bến Tre) đang cố gắng khôi phục diện tích trồng cây ca cao bị chết do biến đổi khí hậu và triển khai nhiều giải pháp mở rộng diện tích, trong đó chú trọng việc sử dụng các loại giống có triển vọng như: TD3, TD5, TD7, TD8, TĐ, TD10, TD11.
Theo thống kê, tổng diện tích trồng cây ca cao xen dừa hiện có trong toàn huyện hơn 380 ha, tập trung ở 12 xã: Tam Hiệp, Long Định, Long Hòa, Phú Thuận, Châu Hưng, Vang Quới Tây, Vang Quới Đông, Thới Lai, Lộc Thuận, Phú Vang, Phú Long và Thạnh Trị. Trong đó, diện tích trồng mới 142,04 ha, diện tích cho trái 120 ha, năng suất thu hoạch mỗi năm từ 8.000 - 10.000 kg/ha, giá bán hiện nay từ 3.500 - 3.700 đồng/kg trái.
Năm 2012, mùa mưa kết thúc sớm, khô hạn, nước mặn xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng với độ mặn cao đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây ca cao, làm thiệt hại 62,7ha, trong đó có 20,5ha chết 100% và 42,2ha chết từ 30% đến 60%. Đa số cây chết ở giai đoạn mới trồng, tập trung ở xã Phú Vang, Phú Thuận và Thới Lai.
Huyện đang tập trung hướng dẫn nhà vườn các biện pháp trồng, chăm sóc và phát triển cây cao cao bền vững, đảm bảo thực hiện Dự án 10.000ha ca cao của tỉnh, cụ thể là không triển khai thực hiện trồng mới ca cao ở các xã ven sông Tiền, chỉ tập trung trồng mới ca cao ở các xã thuộc khu vực ngọt hóa ven sông Ba Lai và được khép kín ngọt hóa toàn vùng.
Ngoài ra, để nâng cao sản lượng trái ca cao, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ nông dân và tuyên truyền hướng dẫn các nhà vườn về kỹ thuật canh tác, chăm sóc, sơ chế, bảo quản, thông tin giá cả thị trường và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ ca cao bằng cách sẽ thành lập các tổ hợp tác liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ…
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại ở Hải Dương, vải trong vùng sản xuất theo VietGAP đang cho thu hoạch, giá bán 15-16 nghìn đồng/kg, cao hơn năm trước 3.000-4.000 đồng/kg.

Hiện nay do hệ thống thủy lợi hồ Sông Trâu của huyện Thuận Bắc, mực nước chỉ còn hơn 1,8 triệu m3, không đủ phục vụ tưới nên các địa phương Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải… hưởng lợi từ hệ thống tưới này phải tạm ngừng việc sản xuất vụ hè-thu.

Ít có loại cây trồng nào ở đất miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế. Từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được với giá cao. Đó là điều mà anh Nguyễn Văn Vũ, xóm Bãi Á 1, thị trấn Chợ Chu (Định Hóa) đúc rút được sau gần 20 năm gắn bó với đồi rừng. Với hơn 20 ha quế, cùng vườn ươm quế giống quy mô 1 triệu cây/ năm, anh Vũ đã trở thành triệu phú từ loại cây trồng này.

Lần đầu tiên mô hình nuôi gà trong phòng lạnh đã được trang trại của anh Trần Văn Nam tại thôn Bàu Điển, xã Đá Bạc (huyện Châu Đức) áp dụng khá thành công.

Trong những năm gần đây, những người nuôi vịt thường gặp nhiều rủi ro bất trắc do nạn dịch cúm gia cầm hoành hành. Tuy nhiên, bằng sự chịu khó năng động và cần cù lao động của mình, ông Chu Văn Nghĩa (Sáu Nghĩa) ở ấp Ngã Tư, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ lại thành công trong việc chăn nuôi vịt đẻ, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, mỗi năm đem lại nguồn thu gần 2 tỷ đồng.