Khôi Phục Diện Tích Ca Cao Xen Dừa

Bình Đại (Bến Tre) đang cố gắng khôi phục diện tích trồng cây ca cao bị chết do biến đổi khí hậu và triển khai nhiều giải pháp mở rộng diện tích, trong đó chú trọng việc sử dụng các loại giống có triển vọng như: TD3, TD5, TD7, TD8, TĐ, TD10, TD11.
Theo thống kê, tổng diện tích trồng cây ca cao xen dừa hiện có trong toàn huyện hơn 380 ha, tập trung ở 12 xã: Tam Hiệp, Long Định, Long Hòa, Phú Thuận, Châu Hưng, Vang Quới Tây, Vang Quới Đông, Thới Lai, Lộc Thuận, Phú Vang, Phú Long và Thạnh Trị. Trong đó, diện tích trồng mới 142,04 ha, diện tích cho trái 120 ha, năng suất thu hoạch mỗi năm từ 8.000 - 10.000 kg/ha, giá bán hiện nay từ 3.500 - 3.700 đồng/kg trái.
Năm 2012, mùa mưa kết thúc sớm, khô hạn, nước mặn xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng với độ mặn cao đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây ca cao, làm thiệt hại 62,7ha, trong đó có 20,5ha chết 100% và 42,2ha chết từ 30% đến 60%. Đa số cây chết ở giai đoạn mới trồng, tập trung ở xã Phú Vang, Phú Thuận và Thới Lai.
Huyện đang tập trung hướng dẫn nhà vườn các biện pháp trồng, chăm sóc và phát triển cây cao cao bền vững, đảm bảo thực hiện Dự án 10.000ha ca cao của tỉnh, cụ thể là không triển khai thực hiện trồng mới ca cao ở các xã ven sông Tiền, chỉ tập trung trồng mới ca cao ở các xã thuộc khu vực ngọt hóa ven sông Ba Lai và được khép kín ngọt hóa toàn vùng.
Ngoài ra, để nâng cao sản lượng trái ca cao, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ nông dân và tuyên truyền hướng dẫn các nhà vườn về kỹ thuật canh tác, chăm sóc, sơ chế, bảo quản, thông tin giá cả thị trường và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ ca cao bằng cách sẽ thành lập các tổ hợp tác liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ…
Có thể bạn quan tâm

Cao su được Hà Tĩnh công nhận là cây mũi nhọn kinh tế bởi nguồn lợi đưa lại rất lớn. Thế nhưng bão số 10 vừa qua đã làm cho gần 800/1.600ha cao su ở Kỳ Anh bị gãy đổ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đây là bài học xương máu cho việc quy hoạch thiếu cân nhắc bởi Kỳ Anh thường xuyên "hứng bão" thế nhưng nơi đây vẫn cứ trồng cao su bằng mọi giá.

Được triển khai từ tháng 8/2012 tại xã Phước Sơn (Ninh Phước) trên diện tích 2,5 ha, mô hình trồng táo xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu mang lại hiệu quả trong việc “sạch hóa” nông sản, là hướng đi phù hợp, tạo chỗ đứng tin cậy trên thị trường.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhằm tăng thêm nguồn thu cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo ở địa phương, trong đó, mô hình nuôi ếch đầu tư ít, dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, đang ngày càng có nhiều nông dân áp dụng.

Đợt rầy này đang nở trên lúa thu đông trong giai đoạn đứng cái, trỗ đòng. Mật số rầy trung bình 1.500 - 3.000 con/m2, có nơi mật số cao 6.000 - 7.000 con/m2, cá biệt một số nơi lên đến hơn 10.000 con/m2.

Mô hình nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông dần mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhiều địa phương nhân rộng. Tuy nhiên, trong 2 năm nay chất lượng nguồn tôm giống đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, năng suất sau thu hoạch. Vì vậy, nhu cầu có trạm cung cấp giống chất lượng là chất xúc tác mạnh để mô hình giàu tiềm năng tiếp tục phát huy hiệu quả...