Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khôi Phục Đàn Vật Nuôi Sau Tết

Khôi Phục Đàn Vật Nuôi Sau Tết
Ngày đăng: 06/03/2015

Sau Tết Nguyên đán, tổng đàn vật nuôi bị giảm tương đối mạnh do nhu cầu sử dụng thực phẩm phục vụ trong dịp Tết. Ước tính, để đáp ứng yêu cầu về thịt trong dịp Tết cổ truyền thì có hàng trăm nghìn con lợn, hàng triệu con gà và hàng nghìn con trâu, bò phục vụ nhu cầu thực phẩm Tết khiến tổng đàn sụt giảm đáng kể.

Tính đến hết quý IV năm 2014 toàn tỉnh có trên 777 nghìn con lợn; sản lượng thịt hơi đạt 98.506,2 tấn; đàn gia cầm đạt 11.514 nghìn con; trong đó đàn gà 9.839,2 nghìn con; sản lượng thịt hơi gia cầm đạt 23.505,2 tấn; tổng đàn bò đạt 96.127 con; trong đó, bò lai 60.889 con, sản lượng thịt hơi đạt 5.701,8 tấn; tổng đàn trâu đạt 71.587 con, sản lượng thịt hơi đạt 3.763,4 tấn.

Điều đáng mừng là hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi lợn 100% máu ngoại sinh sản, áp dụng phương thức chăn nuôi công nghiệp khép kín. Tổng số trang trại, gia trại hiện có trên địa bàn tỉnh năm 2014 theo tiêu chí mới là 87 trang trại, 10 doanh nghiệp có chăn nuôi, 2.047 gia trại chăn nuôi lợn và 128 gia trại chăn nuôi gia cầm.

Các trang trại tập trung chủ yếu ở các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Đoan Hùng, Yên Lập và thị xã Phú Thọ... Chăn nuôi gia cầm đang có xu hướng phát triển mạnh cả về số và chất lượng, đã từng bước hình thành các vùng chăn nuôi trang trại, hộ chăn nuôi tập trung, có quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá.

Trong năm qua, ngành chăn nuôi phát triển tốt, giá cả thị trường khá ổn định ở mức cao. Đó là tiền đề cho việc tái đàn vật nuôi sau Tết thực hiện được thuận lợi. Ông Trần Văn Vân, một hộ chuyên nuôi gà ở xã Tân Phú, huyện Tân Sơn cho biết: Năm qua, giá gà khá ổn định, người chăn nuôi có lãi, như gia đình tôi sau khi trừ chi phí cũng còn lãi trên 60 triệu đồng. Vì thế ngay từ trước Tết, tôi đã tìm và đặt mua gà giống, xuất hết lứa gà phục vụ Tết là tôi có ngay con giống gối vụ, không để chuồng trại trống.

Còn ông Nguyễn Xuân Trường, xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê khẳng định: Sau Tết năm Giáp Ngọ, giá lợn xuống thấp khiến nhiều hộ nuôi lợn như gia đình tôi không dám tái đàn vội. Nhưng đến giữa năm, giá cả cứ nhích dần lên, chăn nuôi có lãi. Năm nay sau Tết, giá lợn hơi vẫn khá ổn định nên chúng tôi cũng yên tâm đầu tư tái đàn.

Trong năm qua có nhiều TBKT được áp dụng trong chăn nuôi: Nhiều giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào; thức ăn, thuốc thú y phong phú, đa dạng; nhiều phương thức chăn nuôi tiên tiến đã được người chăn nuôi quan tâm áp dụng, nhất là đối với các trang trại.

Công tác quản lý Nhà nước về chăn nuôi; công tác thú y phòng, chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển đã được các cấp, các ngành quan tâm, tăng cường nhất là đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, cơ sở sản xuất giống vật nuôi; ý thức người dân trong chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh đã từng bước được nâng lên. Do đó năng suất, chất lượng các sản phẩm chăn nuôi ngày một nâng lên, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, cải thiện đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, để chăn nuôi thực sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp thì vẫn cần phải khắc phục những tồn tại như: Hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, chăn nuôi phân tán; xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ở các khu dân cư; nâng cao trình độ kỹ thuật, khả năng đầu tư thâm canh của người dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước của một bộ phận người dân; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương đến  với nhiều hộ chăn nuôi.

Đẩy mạnh việc đổi mới phương thức chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hoá. Tạo ra mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Quy hoạch, xây dựng và đưa vào sử dụng các điểm giết mổ đạt quy định để đảm bảo an toàn vệ sinh; nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng con giống đảm bảo tiêu chuẩn...


Có thể bạn quan tâm

Giá Bột Mì Cao Hơn Giá Gạo 100 USD/tấn Giá Bột Mì Cao Hơn Giá Gạo 100 USD/tấn

Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao.

13/08/2013
Giá Lương Thực Toàn Cầu Sẽ Tiếp Tục Giảm Giá Lương Thực Toàn Cầu Sẽ Tiếp Tục Giảm

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) vừa nhận định giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới, sau khi đã xuống tới mức thấp nhất trong hơn 1 năm vào tháng 7 vừa qua, do nguồn cung dồi dào.

13/08/2013
Báo Động Việc Nông Dân Bỏ Ruộng Báo Động Việc Nông Dân Bỏ Ruộng

Theo đánh giá ban đầu của Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NNPTNT, hiện trung bình mỗi tỉnh người dân bỏ ruộng với diện tích từ 100ha trở lên.

13/08/2013
Triển Khai Quy Chế Quản Lý Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống Triển Khai Quy Chế Quản Lý Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống

Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.

13/08/2013
Cá Tra Càng Nuôi Càng Lỗ Cá Tra Càng Nuôi Càng Lỗ

Hiện người nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải “gồng lưng” chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg cá tra thương phẩm. Đã lỗ, còn bị doanh nghiệp ép giá, chiếm dụng vốn khiến nông dân không còn tiền tái đầu tư nuôi mới. Tình trạng “treo ao” diễn ra khắp vùng, có nơi diện tích “treo ao” lên đến 60%. Sản phẩm chiến lược quốc gia vì đâu nên nỗi?

14/08/2013