Khởi Nghiệp Từ 4 Triệu Đồng

Mặc dù còn trẻ nhưng Trần Văn Diên ở xã Cam Thành Nam (Cam Ranh - Khánh Hòa) đã trở thành điển hình trong việc lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Năm 2002, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, do hoàn cảnh gia đình, Diên phải bỏ dở việc học. Vốn có sẵn năng khiếu môn sinh học, lại ham mê nghề trồng trọt nên anh nuôi ước mơ làm giàu bằng mô hình VAC.
Cuối năm 2007, Diên lập gia đình, hai vợ chồng dồn vốn mở trang trại trồng mía kết hợp nuôi gà. Không may, năm đó mía mất giá vì sâu bệnh, gà bị dịch bệnh chết gần hết. “Lúc đó, chúng tôi gần như trắng tay nhưng nếu cam phận nghèo hoặc đi làm thuê cũng chẳng có tương lai sáng sủa hơn. Vậy nên, tôi tiếp tục học cách nuôi bò, gà kết hợp trồng táo giống Thái Lan”, Diên tâm sự.
Sau khi có ý tưởng, Diên đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm bởi theo anh, mảnh đất Cam Thành Nam thích hợp với giống táo này. Được sự đồng thuận của gia đình, cuối năm 2008, Diên dùng 4 triệu đồng tiết kiệm mua cây giống táo Thái về trồng, thật bất ngờ, cây bén rễ và sinh trưởng rất nhanh. Nắm bắt cơ hội, Diên vay tiền ngân hàng, thuê thêm 2.000m2 đất để trồng táo. Khi táo bắt đầu cao khoảng 1m, Diên bao lưới quanh vườn và thả gần 100 con gà. Sau hơn 10 tháng cần mẫn chăm sóc, vợ chồng anh thu hoạch táo vụ đầu tiên, được khoảng 8 tấn, bán được hơn 45 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 20 triệu đồng.
Có được thành công bước đầu, Diên dùng toàn bộ tiền lời mua thêm 1.000m2 đất. Do nắm chắc kỹ thuật lại thường xuyên được cán bộ khuyến nông tư vấn, hướng dẫn nên diện tích táo trồng mới phát triển rất nhanh. Chỉ tính vụ cuối năm 2010, gia đình anh thu được 25 tấn, mang về trên 120 triệu đồng, trừ chi phí, lời 50 triệu đồng. Ngoài ra, vợ chồng Diên còn thu lời hơn 10 triệu đồng từ đàn gà thả trong vườn dưới tán táo. Nói về dự định trong tương lai, Diên cho biết: “Thời gian tới, tôi sẽ sử dụng diện tích đất không thích hợp với táo để trồng cỏ, đầu tư nuôi bò sữa. Tôi sẽ hướng dẫn nhiều gia đình trong xã trồng táo Thái để những thanh niên không có điều kiện học hành có thể lập nghiệp ngay trên quê hương mình. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống táo này không quá phức tạp. Quan trọng nhất là khâu xử lý đất và cách bón phân, phun thuốc phòng ngừa để tránh sâu bệnh trong quá trình phát triển của cây”.
Với những thành quả đạt được từ sự cần cù, đam mê học hỏi, cuối năm 2010, Diên vinh dự được Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa trao tặng danh hiệu “Gương sáng lập nghiệp”; được nhận giải thưởng Lương Định Của, phần thưởng cao quý của Trung ương Đoàn dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc”.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, tổng đàn vịt ở Đồng Nai chỉ gần 200 ngàn con, nuôi theo hình thức thả ao, chạy đồng. Nhưng đến đầu tháng 1-2015, tổng đàn đã tăng lên trên 500 ngàn con. Trong đó, đa phần vịt được nuôi nhốt trong chuồng trên cạn theo dạng công nghiệp. Cách nuôi này giúp vịt nhanh lớn, chỉ gần 2 tháng có thể xuất chuồng. Nhiều người cho rằng vịt nuôi công nghiệp ở Đồng Nai không còn là thủy cầm mà nên gọi là gia cầm.

Dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc vừa xảy ra tại huyện Ngân Sơn đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Tỉnh Bắc Kạn đã chính thức công bố dịch, hiện nay ngành chức năng và các địa phương đang tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm dập dịch và ngăn chặn sự lây lan.

Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.

Đây là một những những quy định được Bộ Công Thương đưa ra trong Quyết định mới ban hành về lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo giai đoạn 2015 - 2020.

Thế nhưng hiện nay, có thể nói, ngành giống Việt Nam không đủ năng lực đáp ứng, đa số các loại giống phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hụt này, tung ra thị trường những loại giống kém chất lượng, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.