Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khởi Động Vụ Sản Xuất Đông Xuân 2014-2015

Khởi Động Vụ Sản Xuất Đông Xuân 2014-2015
Ngày đăng: 15/12/2014

Bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015, hầu hết nông dân trong tỉnh đều phấn khởi khi cả hai vụ sản xuất trong năm 2014 đều đạt được những kết quả thuận lợi. Năng suất, sản lượng cây trồng tăng cao, giá cả ổn định (trừ giá mủ cao su xuống thấp hơn những năm trước) là tiền đề để nông dân tiếp tục đầu tư sản xuất thâm canh nâng cao năng suất cây trồng.

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2014-2015 toàn tỉnh sẽ gieo trồng 64.030 ha cây trồng các loại. Trong đó, lúa nước 26.620 ha; bắp 5.000 ha; cây tinh bột có củ 5.640 ha; cây thực phẩm 12.980 ha và cây công nghiệp ngắn ngày 12.580 ha…

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, tổng lượng mưa trong vụ Đông Xuân 2014-2015 ở Gia Lai ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm. Khả năng thiếu nước tưới trong vụ Đông Xuân năm nay khá nghiêm trọng so với năm ngoái, mức độ cạn kiệt nguồn nước có thể diễn ra trên diện rộng… Là một trong những bất lợi rất lớn trong vụ sản xuất mới.

Để chủ động sản xuất, ngay từ đầu tháng 11, Sở Nông nghiệp và PTNT đã công bố lịch thời vụ gieo trồng sớm hơn mọi năm. Đồng thời khuyến cáo nông dân cần tuân thủ đúng lịch gieo trồng để hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Theo đó, khu vực các huyện phía Tây tỉnh bắt đầu xuống giống từ ngày 1-12 đến ngày 20-12. Các huyện, thị xã phía Đông tỉnh bắt đầu gieo sạ từ ngày 15-12 đến ngày 5-1-2015. 
Trước những dự báo khó lường về nước tưới, vụ Đông Xuân năm nay Sở Nông nghiệp và PTNT đã khuyến cáo nông dân sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn và trung ngày như: OM 6976, Ma Lâm 48, CH 207, Hương Thơm 1 cùng giống lúa triển vọng CXT 30… hướng dẫn nông dân gieo sạ lúa theo phương pháp tiết kiệm giống, sử dụng các giống lúa xác nhận, chống chịu sâu bệnh tốt, áp dụng quy trình 3 giảm 3 tăng nhằm đạt năng suất cao nhất, giảm chi phí đầu tư. Nhờ đó, đến thời điểm này, các địa phương đã xuống giống được trên 4.776 ha cây trồng các loại; trong đó, lúa nước 441 ha, bắp 469 ha, khoai lang 234 ha, mì 1.353 ha, thuốc lá 882 ha… 
Nét mới trong vụ sản xuất năm nay là Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã chỉ đạo các địa phương phấn đấu chuyển đổi 340 ha đất trồng lúa bấp bênh nước tưới sang trồng các loại cây trồng khác. 
Ông Lê Văn Lịnh-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Vụ Đông Xuân 2014-2015 nông dân trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu xuống giống. Hiện tại giá cả phân bón, giống sản xuất đều ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất là điều kiện thuận lợi để nông dân đầu tư sản xuất. Với kỳ vọng vào một vụ sản xuất mới sẽ thành công như 2 vụ sản xuất trong năm qua.

Nguồn bài viết: http://baogialai.com.vn/channel/722/201412/khoi-dong-vu-san-xuat-dong-xuan-2014-2015-2358115/


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Chuyển Đổi Cây Trồng Ở Long An Hiệu Quả Chuyển Đổi Cây Trồng Ở Long An

Long An là một trong những tỉnh có quy mô sản xuất lúa đứng hàng đầu đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng lúa hơn 2,3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thời gian qua, tỉnh Long An đã phát triển thêm nhiều loại cây trồng khác mang lại hiệu quả cao, nhờ đó đời sống của người dân vùng nông thôn từng bước được cải thiện.

15/10/2013
Bến Tre: Giá Dừa Khô Hơn 100.000 Đồng/chục Bến Tre: Giá Dừa Khô Hơn 100.000 Đồng/chục

Giá dừa khô ở tỉnh Bến Tre hiện tăng thêm bình quân khoảng 10.000-15.000 đồng/chục 12 trái so với cách nay khoảng 1 tháng.

15/10/2013
Nuôi Cá Thác Lác Cườm Không Lo Việc Tiêu Thụ Nuôi Cá Thác Lác Cườm Không Lo Việc Tiêu Thụ

Anh Đặng Thành Thơm ở xã Bình Thạnh (TX Hồng Ngự - Đồng Tháp) đã nói như vậy khi chuyển từ ươm nuôi cá tra giống sang nuôi cá thác lác cườm thời gian qua.

16/10/2013
“Thủ Phủ” Gà Ta “Thủ Phủ” Gà Ta

Ấp 7 (xã Bình Sơn) có khoảng 280 hộ dân thì có đến 200 hộ nuôi gà ta. Trong đó, gần 100 hộ nuôi với quy mô lớn, từ vài ngàn đến cả chục ngàn con/lứa. Đây là nơi cung cấp gà ta lớn nhất tỉnh và nghề này đã giúp nhiều người trong ấp trở nên khá giả.

16/10/2013
Khẩn Trương Khôi Phục Vùng Nuôi Tôm Khẩn Trương Khôi Phục Vùng Nuôi Tôm

Gạt mất mát, những người nuôi tôm vùng lũ đang “gượng dậy” khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là thiếu vốn, bởi nhiều tỷ đồng đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ…

17/10/2013