Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát

Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát
Ngày đăng: 01/09/2015

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường trồng tre gai và một số loại cây tạp khác, chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trên vùng đất này.

Vụ hè thu năm 2015, từ nguồn vốn sự nghiệp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần đã đầu tư 100% giống và 30% phân, thuốc bảo vệ thực vật hỗ trợ nông dân thực hiện dự án trồng đậu phộng, có 11 hộ ở 2 xã Long Thới và Hiếu Tử tham gia trên diện tích hơn 01ha. Anh Thạch Bi ở ấp Cầu Tre xã Long Thới, là nông dân đã nhiều năm gắn bó với nghề trồng màu, vụ này được Nhà nước hỗ trợ giống và vật tư, anh tận dụng đất giồng cát chung quanh nhà trồng 3 công đậu phộng, hiện nay đậu bắt đầu cho củ.

Anh Thạch Bi cho biết, trước đây khu vực này toàn là cây tre gai với cây trâm bầu, gia đình tôi phá bỏ chúng rồi cải tạo đất, trồng màu được hai vụ. Năm nay được Nhà nước giúp vốn cho trồng đậu phộng, thấy có hiệu quả. Tôi hy vọng mình sẽ thoát được nghèo từ cây trồng này. Bà con Khmer ở đây cảm ơn Nhà nước đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi thoát nghèo.

Cũng trong vụ hè thu này, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh còn triển khai dự án trồng đậu phộng và ớt chỉ thiên cho 24 hộ dân ở xã Hiếu Tử. Tuy đất ít nhưng khi được dự án hỗ trợ, ông Thạch Chanh ở ấp Kinh Xáng cũng tận dụng diện tích đất giồng cát xung quanh nhà trồng 01 công đậu phộng, thấy đậu trồng trên đất giồng cát có nhiều triển vọng, ông Chanh rất phấn khởi.

Còn ông Kiên Quang Hiệp ấp Chợ xã Hiếu Tử là một nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng màu, đã chọn cây ớt chỉ thiên trồng trên diện tích hơn 3.000 m2 đất cát pha. Ông cho biết, nhờ trồng màu như: ớt, bầu, bí liên tục nhiều năm nên cuộc sống hiện tại của gia đình tương đối ổn định và có bước phát triển. Năm 2014 cũng từ nguồn thu nhập này, ông đã nâng cấp căn nhà trị giá khoảng 180 triệu đồng. Theo ông Hiệp, nếu 01 công ớt chỉ thiên đạt năng suất 1,5 tấn với giá bán từ 20.000đ/kg trở lên thì người trồng thu lợi nhuận từ 15 triệu đồng/công trở lên.

Ông Hiệp cho biết thêm, có thời điểm giá ớt lên đến 50.000đ/kg nông dân lợi nhuận sẽ còn cao hơn. Ông Kiên Quang Hiệp tâm sự: Trồng màu cực hơn trồng lúa, nhưng nếu màu có giá thì trồng màu lợi nhuận cao hơn gấp đôi trồng lúa. Thấy tôi trồng có hiệu quả kinh tế, từ chỗ đó ở địa phương nhiều người đã học hỏi mở rộng thêm diện tích, mỗi người cũng trồng từ 1 - 2 công và cũng đạt hiệu quả cao.

Nhằm nhân rộng mô hình này, đồng thời để tiếp tục phát huy tiềm năng của đất giồng cát trong thời gian tới, anh Trịnh Chí Nhân, cán bộ nông nghiệp xã Hiếu Tử cho biết: địa phương sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này trong những vụ tới và kiến nghị về trên để hỗ trợ tiếp cho bà con nông dân.

Ngoài dự án đầu tư của Nhà nước, thời gian gần đây người dân ở các xã có đất giồng cát đã phá bỏ những loại cây tạp để trồng đậu phộng và nhiều loại cây màu khác đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho gia đình. Riêng đối với Hiếu Tử là xã đang thực hiện 05 tiêu chí còn lại, trong đó có tiêu chí hộ nghèo để đến cuối năm 2015 phấn đấu đạt xã nông thôn mới, thì hiệu quả từ các mô hình trên mang lại sẽ rất có ý nghĩa.


Có thể bạn quan tâm

Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm

Đối với những ao nuôi đã lấy nước và chưa thả giống, bà con cần diệt khuẩn 2 lần bằng 2 loại thuốc diệt khuẩn khác nhau. Sau đó thực hiện gây màu nước, khi nước ao đạt độ trong 30 - 40 cm là thích hợp. Bà con nên thả giống theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

12/02/2015
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Dịch bệnh tiếp tục gây chết tu hài nuôi tại Vân Đồn trong các tháng 2, 3 kéo dài đến tháng 8, 9-2014. Nguyên nhân ban đầu được đánh giá là do ký sinh trùng Perkinsus, vi khuẩn Pseudomonas, Vibrio gây sưng vòi trong điều kiện độ pH, độ mặn cao. Hiện tượng cá rô phi, trắm cỏ, cá chép nuôi tại Uông Bí, Quảng Yên và Đông Triều chết rải rác trong năm 2014 cũng là do nhiễm khuẩn Pseudomonas.

12/02/2015
Cà Mau Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Cà Mau Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 33 triệu đồng, tăng 9,9 % so với năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn 4,9 %. Năm 2014, Cà Mau là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, đạt 1,3 tỷ USD vượt kế hoạch đặt ra. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc làm cho địa phương.

12/02/2015
“Cao Thủ” Bắt Lịch Bằng Tay “Cao Thủ” Bắt Lịch Bằng Tay

Khi kênh Trà Sư mùa cạn nước, người dân trong xóm lại thấy anh Mạnh tay cầm chiếc can nhựa chạy xe gắn máy rảo khắp kênh, rạch để bắt lịch. Lớn lên tại vùng quê nghèo, cái nghề này đã gắn chặt với anh Mạnh từ nhỏ. Anh kể, ngày trước, cá và tôm ở kênh Tha La, Trà Sư nhiều vô kể.

12/02/2015
Sản Lượng Thủy Sản Trong Tháng 1 Giảm Sản Lượng Thủy Sản Trong Tháng 1 Giảm

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tháng 1/2015 đạt 48.096 tấn, bằng 7,43% kế hoạch, giảm 0,7% so cùng kỳ, trong đó, sản lượng khai thác 38.224 tấn, đạt 8,27% kế hoạch và tăng 1,59% so cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng 9.872 tấn, đạt 5,33% kế hoạch, giảm 8,6% so cùng kỳ.

12/02/2015