Khởi công công trình khai hoang đồng ruộng, thủy lợi miền núi

Thôn Aró là một trong 7 thôn của xã Lăng có tỷ lệ hộ nghèo cao, người dân chủ yếu sống bằng nghề nương rẫy.
Tổng diện tích lúa nước của thôn rất ít, khoảng 7.500m2, bình quân gần 24m2/khẩu.
Nhằm giải quyết nhu cầu trước mắt của người dân trong thôn về đất sản xuất, đặc biệt đất sản xuất lúa nước đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, UBND huyện đầu tư công trình khai hoang đồng ruộng kết hợp làm thủy lợi cho người dân với diện tích khoảng 15,96ha.
Cùng với công trình khai hoang đồng ruộng, địa phương đầu tư công trình thủy lợi, xây dựng thêm tuyến ống dẫn, đảm bảo tưới tiêu cho diện tích mới khai hoang.
Công trình dự kiến đến tháng 4.2016 sẽ bàn giao và đưa vào sử dụng, do Công ty TNHH Đầu tư phát triển lâm nông nghiệp Việt Nam đảm nhiệm thi công.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.

Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo:

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.

Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết: Trước khi bước vào vụ sản xuất ĐX của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do 5 đợt lũ lớn liên tục nối tiếp nhau gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, giống bị trôi, đồng ruộng bị sa bồi thuỷ phá, nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng