Khởi công công trình khai hoang đồng ruộng, thủy lợi miền núi

Thôn Aró là một trong 7 thôn của xã Lăng có tỷ lệ hộ nghèo cao, người dân chủ yếu sống bằng nghề nương rẫy.
Tổng diện tích lúa nước của thôn rất ít, khoảng 7.500m2, bình quân gần 24m2/khẩu.
Nhằm giải quyết nhu cầu trước mắt của người dân trong thôn về đất sản xuất, đặc biệt đất sản xuất lúa nước đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, UBND huyện đầu tư công trình khai hoang đồng ruộng kết hợp làm thủy lợi cho người dân với diện tích khoảng 15,96ha.
Cùng với công trình khai hoang đồng ruộng, địa phương đầu tư công trình thủy lợi, xây dựng thêm tuyến ống dẫn, đảm bảo tưới tiêu cho diện tích mới khai hoang.
Công trình dự kiến đến tháng 4.2016 sẽ bàn giao và đưa vào sử dụng, do Công ty TNHH Đầu tư phát triển lâm nông nghiệp Việt Nam đảm nhiệm thi công.
Có thể bạn quan tâm

Dịch cúm gia cầm ở Hà Tĩnh đang lây lan nhanh trên diện rộng và có nguy cơ trở thành đại dịch.

Nắng tháng 5 xối vào mặt, mồ hôi ướt đẫm lưng, nhưng hoạt động thu hoạch cá lóc tại ao nuôi cá nhà anh Huỳnh Văn Lượng (xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) rất sôi động. Vụ này cá nuôi phát triển tốt, lại được giá nên người nuôi cá rất mừng. Tuy nhiên, một vấn đề làm bà con “đau đầu” là ô nhiễm môi trường từ nuôi cá…

Theo ông Lê Hữu Hải, trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, từ tháng 3.2012, công ty Capital Link International Trading (Trung Quốc) đã ký hợp đồng thu mua trái sầu riêng của hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

Vụ tôm sú năm 2011-2012, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng khi tôm mới thả nuôi đã chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử gan tụy.

Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.