Khởi công công trình khai hoang đồng ruộng, thủy lợi miền núi

Thôn Aró là một trong 7 thôn của xã Lăng có tỷ lệ hộ nghèo cao, người dân chủ yếu sống bằng nghề nương rẫy.
Tổng diện tích lúa nước của thôn rất ít, khoảng 7.500m2, bình quân gần 24m2/khẩu.
Nhằm giải quyết nhu cầu trước mắt của người dân trong thôn về đất sản xuất, đặc biệt đất sản xuất lúa nước đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, UBND huyện đầu tư công trình khai hoang đồng ruộng kết hợp làm thủy lợi cho người dân với diện tích khoảng 15,96ha.
Cùng với công trình khai hoang đồng ruộng, địa phương đầu tư công trình thủy lợi, xây dựng thêm tuyến ống dẫn, đảm bảo tưới tiêu cho diện tích mới khai hoang.
Công trình dự kiến đến tháng 4.2016 sẽ bàn giao và đưa vào sử dụng, do Công ty TNHH Đầu tư phát triển lâm nông nghiệp Việt Nam đảm nhiệm thi công.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng ngày càng tăng khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất quan trọng, cung cấp thực phẩm từ thủy sản cho một lượng dân số ngày càng tăng.

Sau hơn 30 năm thực hiện khá thành công chương trình “Zebu hóa”, với kết quả tỉ lệ bò lai Zebu chiếm 86% tổng đàn, từ năm 2011 huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tiếp tục tạo hướng chăn nuôi bò chuyên thịt bằng giống mới Drought Master, là giống bò thuần siêu thịt có nguồn gốc từ Úc. Đến nay, hiệu quả của chương trình này đã được khẳng định.

Trước tình hình khó khăn chung của nghề trồng lúa, nhiều bà con nông dân có khuynh hướng tìm kiếm những giống lúa mới đạt giá trị kinh tế cao hơn để tiếp tục canh tác. Trong đó giống lúa Nhật (ĐS1) được nhiều nông dân ưa chuộng và tìm trồng.

Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương đang tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, khuyến cáo nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống bệnh đốm trắng đang gây hại trên cây thanh long.

Đến xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội dễ dàng nhận thấy những đàn trâu nhởn nhơ ăn cỏ ven đê. Ở Tứ Hiệp, số hộ nuôi trâu không nhiều nhưng lại có nguồn thu tương đối cao, trong đó phải kể đến gia đình ông Nguyễn Văn Báu, thôn Đồng Trì.