Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khóc với nho đặc sản Ninh Thuận 3.000 đồng/kg

Khóc với nho đặc sản Ninh Thuận 3.000 đồng/kg
Ngày đăng: 28/10/2015

Người trồng than lỗ triền miên

Ông Nguyễn Văn Mọi, công ty sản xuất và kinh doanh nho Ba Mọi (TP Phan Rang, Ninh Thuận) cho biết, hiện giá nho bán ra giảm 50-60% so với đầu năm.

Giá nho đỏ ra tại vườn chỉ 3.000-4.000 đồng/kg, loại chất lượng hơn cũng khoảng 8.000-10.000 đồng/kg.

Riêng nho xanh được bán với giá trên dưới 20.000 đồng loại đẹp, loại xấu khoảng 6.000-7.000 đồng/kg.

Cạnh tranh với nho Trung Quốc

Ông Mọi cho hay, nho Trung Quốc qua nhiều khiến thị phần tiêu thụ nho Ninh Thuận bị thu hẹp.

Chính vì vậy, giá rớt mạnh và có nguy cơ giảm tiếp.

Nhiều tháng qua, nông dân phần lớn chỉ hòa, thậm chí lỗ vốn.

“Đầu tư 1 sào nho hết khoảng 20-30 triệu đồng mỗi vụ nhưng cuối cùng chỉ thu về 5 tạ đến 1 tấn.

Bán giá này, nhà vườn lỗ 5-10 triệu đồng mỗi sào”, ông Mọi khẳng định.

Theo ông Mọi, năng suất nho thấp do năm nay mưa nhiều, chất lượng quả không đạt.

Nhiều quả nho hỏng, thối luôn trên cây.

“Nho là cây chịu nắng giỏi, nhiệt độ phù hợp là 35-38 độ C.

Nhưng gần hai tháng nay, mưa nhiều, lượng quả hư chiếm trung bình đến 50-60% sản lượng.

Nhiều chủ vườn nho mất trắng”, ông Mọi nói.

Nho xanh Ninh Thuận được bày bán trên vỉa hè bên cạnh Lăng Ông (Bình Thạnh), dù chất lượng trái khá xấu nhưng giá bán vẫn từ 30.000-40.000 đồng/kg.

Ông Trần Văn Cường (phường Mỹ Hải, Phan Rang, Ninh Thuận), cho hay, sau hơn 4 tháng đầu tư, ông vừa thu hoạch gần 2 sào (2.000 m2) nho đỏ.

Tuy nhiên, giá bán quá thấp khiến ông thua lỗ nặng.

“Tiền đầu tư 30 triệu đồng nhưng nay chỉ thu hoạch được hơn 2 tấn.

Nho lại hư hại nhiều nên chủ yếu chỉ bán được cho công ty làm rượu với giá 6.000 đồng/kg.

Chưa kể công chăm sóc, vụ này tôi mất đứt hơn 15 triệu đồng”, ông Cường than vãn.

Ông Nguyễn Thường Lang, chủ cơ sở nho giống Sáu Lang (Phan Rang, Ninh Thuận) chung cảm xúc.

Ông cho rằng, với giá nho đỏ phần lớn giá 5.000-8.000 đồng/kg như hiện nay, người trồng hòa vốn là may mắn.

Theo nông dân này, giá nho đang thấp hơn năm ngoái 10-15%, và khả năng thời gian tới sẽ thấp hơn nữa.

Theo kinh nghiệm, người dân nên chú trọng sản xuất nho mùa thuận từ tháng 2 đến tháng 7, còn nghịc mùa rơi vào mùa mưa sản lượng giảm mạnh, trái hư hao nhiều.

Lên Sài Gòn, giá đội gấp 2-5 lần

Tại Ninh Thuận, nhà vườn trồng nho lao đao vì giá giảm.

Nhưng ở TP HCM, mức giá loại đặc sản này đội lên nhiều lần.

Tại chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, TP HCM), nho xanh được bày bán ở mức giá phổ biến 50.000-60.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá nho đỏ thấp hơn, ở mức 25.000-35.000 đồng/kg.

Một người bán tại đây cho biết, mùa này hụt hàng nên không thể giảm giá.

Mức giá trên, theo chị này, quá rẻ so với các loại nho nhập ngoại.

Tại chợ Bà Chiểu (bên cạnh Lăng Ông), nho nhỏ, xấu, không tươi nhưng hầu hết được bán với giá 30.000-40.000 đồng/kg loại xanh và 20.000-25.000 đồng/kg loại đỏ.

Tương tự, giá bán loại quả này tại chợ Tân Định (quận 1, TP HCM) cũng khá cao.

Loại xanh to, đẹp giá 55.000 đồng/kg, đỏ phổ biến 30.000-35.000 đồng/kg.

Không chỉ trong chợ, với chiêu bài mùa mưa nho hụt hàng, những xe đẩy bán rong ven đường cũng hét giá cao dù quả xấu.

Tại khu vực ngõ tư Hàng Xanh (Bình Thạnh, TP HCM), mức thấp nhất đối với nho đỏ là 20.000 đồng/kg và nho xanh là 30.000 đồng

Nho thương hiệu cháy hàng

Theo ông Mọi, dù đã có chỉ dẫn địa lý nhưng nho Ninh Thuận vẫn còn thiếu thương hiệu.

Nông dân chạy theo số lượng và không nâng cao chất lượng.

Các tổ chức không hỗ trợ xây dựng thương hiệu khiến giá trị nho Ninh Thuận khá bèo dù chất lượng chẳng thua ai.

“Dù giá giảm mạnh, nông dân thua lỗ nhưng nho xanh có thương hiệu tại Ninh Thuận hiện vẫn bán ra mức 60.000-70.000 đồng/kg, nhiều lúc không đủ hàng bán”, ông Mọi dẫn chứng.

Cũng theo ông Mọi, người trồng nho ở Ninh Thuận không dùng chất tạo ngọt hay bảo quản mà để quả ngọt tự nhiên.

Tuy nhiên, giá bán sản phẩm lại chỉ bằng 1/10 so với nho Mỹ, rẻ hơn hàng Trung Quốc nhưng vẫn không cạnh tranh được.

Vấn đề chính nằm ở thương hiệu.

Hiệp hội nho Ninh Thuận cho hay, năm nào, đến thời điểm này, giá nho cũng giảm do yếu tố thời tiết và mùa vụ.

"Ở châu Âu, đến mùa nghịch, nông dân sẽ nghỉ sản xuất đề chăm sóc cây trồng cho vụ thuận, chứ không ép cây như chúng ta.

Sắp tới, Hiệp hội sẽ khuyến cáo bà con trồng nho ở mức vừa phải và chuyên canh hơn để cây có sức cho năng suất cao hơn vào mùa thuận", đơn vị này cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Phúc Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới Vĩnh Phúc Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản thông qua các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Mô hình nuôi cá giống mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống thủy sản;

26/07/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

05/08/2014
Xã Lạc An, Huyện Bắc Tân Uyên Phát Triển Tổ Hợp Tác Trồng Cây Có Múi Xã Lạc An, Huyện Bắc Tân Uyên Phát Triển Tổ Hợp Tác Trồng Cây Có Múi

Hiện tại, Tổ hợp tác trồng cây có múi của xã đã phát triển khá nhanh, từ 7 thành viên ban đầu với diện tích 7 ha vào năm 2012 nay đã phát triển lên gấp về diện tích. Chủ tịch Hội Nông dân xã, kiêm Chủ nhiệm Tổ hợp tác trồng cây có múi Nguyễn Văn Minh cho biết, thu nhập cao nhất của hội viên trồng cam sành lên đến trên 800 triệu đồng/năm.

05/08/2014
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) Phát Huy Lợi Thế Nuôi Trồng Thủy Sản Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) Phát Huy Lợi Thế Nuôi Trồng Thủy Sản

Là vùng đất chiêm trũng với diện tích mặt nước lớn, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã tận dụng lợi thế, mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

26/07/2014
Người Dân Can Hồ Nặng Lòng Với Chè Cây Cao Người Dân Can Hồ Nặng Lòng Với Chè Cây Cao

Hơn 13 năm qua, kể từ ngày chè cây cao được đưa vào trồng trên nương ngô, nương sắn cũng là chừng ấy năm, các hộ gia đình ở Can Hồ bỏ công chăm sóc, làm hàng rào bảo vệ cẩn thận, mặc dù nguồn thu từ cây chè chẳng đáng là bao. Chè búp tươi sau khi thu hái, sơ chế chỉ bán cho người dân bản Thèn Pả xã Huổi Lèng sử dụng.

05/08/2014