Khoảng 90 Hécta Mía Bị Cháy

Theo phản ánh của một số nông dân ở các vùng trồng mía lớn thuộc các huyện: Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Thống Nhất (Đồng Nai)..., thời tiết hanh khô, không có mưa kéo dài khiến nhiều diện tích mía bị cháy.
Ông Trương Hùng Dũng, ở xã Hưng Thịnh (huyện Trảng Bom), cho hay có gần 20 hécta mía bị cháy. Mía cháy khiến năng suất giảm gần một nửa, đồng thời mía cháy đưa về Nhà máy Biên Hòa - Trị An bị trừ 60 ngàn đồng/tấn. Mỗi hécta mía ngoài thiệt hại về năng suất giảm còn mất thêm khoảng 3 triệu đồng. Hiện đang vào giữa mùa khô, đa số mía đều bị khô, nguy cơ cháy rất cao.
Ông Trần Văn Ngà, Phó giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, cho biết đến thời điểm này, nhà máy đã mua khoảng 4.600 tấn mía bị cháy của nông dân, tương đương khoảng 90 hécta, giảm khá nhiều so với vụ mía năm trước. Đồng thời, ông Ngà cho hay, nhà máy dự kiến đến cuối vụ sẽ hoàn lại số tiền đã trừ của các hộ có mía bị cháy.
Có thể bạn quan tâm

Thế thượng phong của tôm, cá tra, cá basa đã làm lu mờ vị thế của con cá biển, nhưng đây lại là một hướng đi đầy tiềm năng.

Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.

Cá điêu hồng được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Dù mới bán thí điểm tại chợ Hòa Bình (Q.5, TP.HCM), nhưng nhiều người tiêu dùng từ xa không ngại khó tìm đến đây chỉ để mua thịt heo VietGAP với mong muốn có bữa ăn an toàn.

Mặc dù được coi là “vựa” nông sản của cả nước, nhưng những ngày gần đây từ khắp các chợ đầu mối cho đến các chợ vùng nông thôn ở các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều tràn ngập các loại nông sản Trung Quốc (TQ).