Khoảng 90 Hécta Mía Bị Cháy

Theo phản ánh của một số nông dân ở các vùng trồng mía lớn thuộc các huyện: Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Thống Nhất (Đồng Nai)..., thời tiết hanh khô, không có mưa kéo dài khiến nhiều diện tích mía bị cháy.
Ông Trương Hùng Dũng, ở xã Hưng Thịnh (huyện Trảng Bom), cho hay có gần 20 hécta mía bị cháy. Mía cháy khiến năng suất giảm gần một nửa, đồng thời mía cháy đưa về Nhà máy Biên Hòa - Trị An bị trừ 60 ngàn đồng/tấn. Mỗi hécta mía ngoài thiệt hại về năng suất giảm còn mất thêm khoảng 3 triệu đồng. Hiện đang vào giữa mùa khô, đa số mía đều bị khô, nguy cơ cháy rất cao.
Ông Trần Văn Ngà, Phó giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, cho biết đến thời điểm này, nhà máy đã mua khoảng 4.600 tấn mía bị cháy của nông dân, tương đương khoảng 90 hécta, giảm khá nhiều so với vụ mía năm trước. Đồng thời, ông Ngà cho hay, nhà máy dự kiến đến cuối vụ sẽ hoàn lại số tiền đã trừ của các hộ có mía bị cháy.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Ba Tri (Bến Tre) có khoảng 835 ha đất sản xuất muối. Trong đó tập trung ở các xã Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy và An Thủy.

Toàn tỉnh Lạng Sơn có 32.500 ha rừng hồi, sản lượng trung bình 5.000 đến 10.000 tấn hồi khô/năm. Cây hồi cho 2 vụ thu hoạch, vụ chính từ tháng 7 tới tháng 9 và vụ sau là từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau.

Theo nguồn tin của NNVN, trong ngày 10/3 có cuộc làm việc giữa các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị và đơn vị liên quan để giải quyết vấn đề trâu bò ngoại nhập qua biên giới bị dịch bệnh LMLM.

Theo báo cáo từ Sở NN-PTNT Thanh Hóa, tính đến ngày 4/3, tổng sản lượng mía đã thu hoạch trên địa bàn toàn tỉnh đạt gần 1,5 triệu tấn; trong đó, vùng Lam Sơn hơn 771 nghìn tấn; vùng Việt - Đài 504 nghìn tấn và vùng Nông Cống hơn 200 nghìn tấn.

Sau Tết Nguyên đán đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không có mưa, cộng với trời nắng nóng kéo dài đã khiến hàng trăm ha lúa trời thiếu nước nghiêm trọng.