Khoảng 90 Hécta Mía Bị Cháy

Theo phản ánh của một số nông dân ở các vùng trồng mía lớn thuộc các huyện: Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Thống Nhất (Đồng Nai)..., thời tiết hanh khô, không có mưa kéo dài khiến nhiều diện tích mía bị cháy.
Ông Trương Hùng Dũng, ở xã Hưng Thịnh (huyện Trảng Bom), cho hay có gần 20 hécta mía bị cháy. Mía cháy khiến năng suất giảm gần một nửa, đồng thời mía cháy đưa về Nhà máy Biên Hòa - Trị An bị trừ 60 ngàn đồng/tấn. Mỗi hécta mía ngoài thiệt hại về năng suất giảm còn mất thêm khoảng 3 triệu đồng. Hiện đang vào giữa mùa khô, đa số mía đều bị khô, nguy cơ cháy rất cao.
Ông Trần Văn Ngà, Phó giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, cho biết đến thời điểm này, nhà máy đã mua khoảng 4.600 tấn mía bị cháy của nông dân, tương đương khoảng 90 hécta, giảm khá nhiều so với vụ mía năm trước. Đồng thời, ông Ngà cho hay, nhà máy dự kiến đến cuối vụ sẽ hoàn lại số tiền đã trừ của các hộ có mía bị cháy.
Có thể bạn quan tâm

Thủ Thừa (Long An) là một trong những vùng nguyên liệu mía đường của tỉnh Long An, tập trung ở các xã Tân Thành, Nhị Thành và thị trấn Thủ Thừa.

Đã nhiều năm nay, tình trạng “Được mùa mất giá, mất mùa được giá” cứ diễn ra thường xuyên đối với người trồng cà phê Sơn La.

Những năm gần đây, khu vực huyện Krông Păk, Krông Năng, Buôn Hồ… tỉnh Đăk Lăk phát triển mạnh mô hình trồng các loại cây công nghiệp xen cây cà phê. Nhiều mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Xã Thượng Kiệm là một trong những địa phương của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có truyền thống trồng rau màu vụ đông từ nhiều năm nay. Các loại rau như su hào, bắp cải... ở đây được trồng rất sớm nên dễ tiêu thụ, giá bán cao, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân.
Đó là tổng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển cà phê giai đoạn từ nay đến năm 2020, theo đề án quy hoạch cà phê vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.