Khoai tây Trung Quốc vẫn được trữ ở chợ nông sản Đà Lạt sau lệnh cấm cửa

Có mặt tại chợ nông sản Đà Lạt sáng nay chúng tôi chứng kiến không khí mua bán mặt hàng khoai tây tại chợ khá yên ắng, không còn chộn rộn như vài ngày trước.
Ông Nguyễn Văn Tín, Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt cho biết:
“Thực hiện chỉ đạo của UBND TP.Đà Lạt, kể từ ngày 1.11 có tổ kiểm tra thường trực đóng tại chợ nông sản Đà Lạt nhằm ngăn cấm nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ để giả mạo khoai tây Đà Lạt phân phối đi nơi khác tiêu thụ”.
Ông Tín nhấn mạnh “mục đích là phải ngăn chặn có hiệu quả tình trạng giả mạo hàng hóa nông sản Đà Lạt để tiếp tay cho hành vi gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng, làm giảm uy tín thương hiệu nông sản Đà Lạt”.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 3 tháng có trên 1.000 tấn khoai tây Trung Quốc nhập về chợ nông sản Đà Lạt được Tổ quản lý báo cho Chi cục lấy mẫu kiểm tra. Kết quả phân tích những mẫu khoai tây này chưa phát hiện chất cấm vượt tiêu chuẩn cho phép.
Rảo quanh một vòng chợ nông sản, không còn tình trạng nhuộm đất đỏ cho khoai tây Trung Quốc, chỉ còn 4 vựa đang rửa khoai tây Trung Quốc hoặc phân loại khoai đóng vào bao trước khi đưa đi các tỉnh tiêu thụ.
Tuy nhiên, tại các vựa này đang tích trữ hàng chục tấn khoai Trung Quốc để tiêu thụ dần. Theo một nhân viên quản lý chợ nông sản, một tuần cuối trước khi lệnh cấm có hiệu lực, các tiểu thương tranh thủ nhập về gần 200 tấn khoai tây Trung Quốc trữ trong kho.
Bà Lê Thị Nhung, chủ vựa khoai tây số 13, cho biết bà kinh doanh cả khoai tây Trung Quốc và khoai tây Đà Lạt. Bà Nhung nói:
“Chúng tôi không nhuộm đất đỏ cho khoai tây Trung Quốc nữa, nhưng với khoai tây Đà Lạt có màu đất đen xấu xí, tôi cũng phải nhuộm đất đỏ cho bắt mắt dễ bán”.
Ông Nguyễn Thế Hiền, Tổ trưởng quản lý chợ nông sản Đà Lạt cho biết thêm, từ tháng 11 khoai tây Đà Lạt bắt đầu cho thu hoạch, những ngày qua khoai Đà Lạt về chợ ngày càng nhiều hơn giá từ 15.000 - 19.000 đồng/kg (tùy loại), giảm nhẹ so với một tuần trước là trên 22.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Tín nhấn mạnh:
“Chợ nông sản Đà Lạt được xây dựng nhằm giao lưu, trao đổi hàng hóa nông sản thuần Đà Lạt chứ không phải để nhập mặt hàng của nước ngoài về tiêu thụ, là sai mục đích hoạt động của chợ đầu mối nông sản này”.
Còn ông Nguyễn Quốc Hùng, Trưởng Ban quản lý chợ Đà Lạt (đơn vị chủ quản chợ nông sản Đà Lạt), nhận định thực tế lệnh cấm chỉ có thể thực hiện đối với tiểu thương nhập hàng vào trong chợ nông sản; trường hợp tiểu thương nhập khoai về rồi lưu trữ ở các kho bên ngoài thì đơn vị này không thể quản lý được.
Có thể bạn quan tâm

Cấu trúc ngành chăn nuôi đang thay đổi nhanh, từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu thị và phân phối lớn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc nhiều từ nhập khẩu con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trong khi giá các yếu tố này ngày càng tăng cao…

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, đến nay, toàn huyện đã thu hoạch gần 6.000ha mía, chiếm hơn 71% diện tích toàn huyện. Hiện tại, các vùng mía thường bị ngập sâu ở các xã như: Hòa Mỹ, Phương Bình, Hòa An, Phụng Hiệp,… bà con thu hoạch mía cơ bản dứt điểm, chỉ còn lại ở những địa phương có nền đất cao, không bị đe dọa nước lũ.

Anh Đạo cho biết, mới đầu nghĩ chỉ thử làm cho vui, nào ngờ cây mướp lại đậu trái ngoài mong đợi. Để có được những quả mướp hương dài, thơm như vậy, anh đã gieo đồng thời 7 hạt mướp hương với 7 hạt mướp giống quả dài. Khi cây nảy mầm, phát triển được 15 ngày, anh Đạo cắt ngọn mướp hương ghép vào gốc mướp quả dài.

Mô hình chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai được triển khai tại xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong vụ Mùa 2014, quy mô 4,3 ha, gồm 32 hộ tham gia, sản xuất bằng giống bắp PAC 999 và CP 333. Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật...