Khoai Tây Trung Quốc Lại Ồ Ạt Quá Cảnh Đà Lạt

Ngày 27-7, Ban quản lý Chợ nông sản Đà Lạt xác nhận, từ đầu tháng 7 đến nay đã có 3 lô hàng khoai tây Trung Quốc (tổng cộng trên 50 tấn) nhập về chợ. Trước đó, trong tháng 6 cũng đã có 60 tấn khoai tây Trung Quốc nhập về “quá cảnh” Đà Lạt trước khi tung ra thị trường.
Theo thông tin ghi trên hóa đơn, khoai tây Trung Quốc nhập về Đà Lạt có giá 3.380 đồng/kg. Sau khi “khoác áo Đà Lạt”, khoai tây Trung Quốc được tung ngược ra thị trường với giá trên 10.000 đồng/kg, tương đương giá khoai tây Đà Lạt.
Trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh Lâm Đồng vừa qua, ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết: nếu khoai có nguồn gốc rõ ràng, không giả danh khoai Đà Lạt thì ngành chức năng chỉ kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm; nếu giả danh khoai Đà Lạt thì sẽ xử phạt theo hình thức gian lận thương mại.
Lãnh đạo Sở NN-PTNT Lâm Đồng cũng cho biết sẽ phối hợp với các tỉnh lân cận, nhất là TPHCM quản lý chặt chẽ việc kinh doanh mặt hàng khoai tây nhằm bảo vệ người tiêu dùng và thương hiệu khoai tây Đà Lạt.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn một năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nền nông nghiệp Quảng Nam đã có diện mạo tươi sáng hơn, đưa giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với sản xuất lúa, trong đó cây ngô, cây lạc khẳng định tính ổn định và bền vững.

Tháng 1-2014, dự án rau an toàn thuộc Khu thực nghiệm Nông nghiệp công nghệ cao (Sở KH&CN) được khởi động, đến nay, cung ứng 500-700kg rau an toàn mỗi ngày. Với quy trình sản xuất chặt chẽ, khoa học, dự án được cấp giấy chứng nhận VietGap và trở thành một vùng rau an toàn duy nhất được công nhận trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ở thời điểm này.

Đầu năm 2014, ACDI/VOCA, một trong những tổ chức tham gia hỗ trợ, tập huấn nông dân trồng ca cao từ đầu, công bố lý do vì sao nông dân chặt bỏ cây ca cao khi giá hạt ca cao giảm còn trên dưới 30.000 đồng/kg.

Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết ngành xuất khẩu hạt điều đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm sản lượng và thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu vì sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc.

Vĩnh Long có hơn 10.000ha khoai lang, nhưng hiện vẫn chưa có vùng sản xuất giống cung ứng tại chỗ. Gần 90% nông dân phải mua dây giống từ nơi khác hoặc trao đổi để trồng, dẫn đến tình trạng nhiều giống khoai bị thoái hóa, sinh trưởng kém, sâu bệnh tăng và năng suất giảm.