Khoai tây Trung Quốc lại được vào chợ Đà Lạt
Ngày 10-11, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đồng ý cho các tiểu thương nhập lại khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người dân.
Nhiều tiểu thương ở chợ nông sản Đà Lạt tỏ ra khá vui mừng khi lệnh cấm trên bị bãi bỏ. Tuy nhiên, việc làm thiếu kiên quyết, mang tính nửa vời của chính quyền TP Đà Lạt lại khiến nhiều người dân tỏ ra thất vọng.
Trao đổi về vấn đề hủy lệnh cấm này, ông Dương Ngọc Đức, Trưởng phòng Kinh tế TP Đà Lạt, giải thích: Chính quyền TP cho phép nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt với điều kiện các tiểu thương, người cung cấp hàng hóa phải có đầy đủ chứng từ hóa đơn và phải cam kết không lấy đất đỏ bôi lên khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt, mà chỉ được rửa sạch đất rồi đưa đi tiêu thụ.
Đồng thời, chính quyền TP Đà Lạt cũng yêu cầu các tiểu thương khi xuất khoai tây ra khỏi chợ nông sản Đà Lạt đều phải gắn nhãn hiệu trên bao bì ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (khoai tây của Trung Quốc hay khoai tây của Đà Lạt). Nếu tiểu thương nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm, có thể thu hồi mặt bằng kinh doanh vô điều kiện.
Ngay trong sáng 10-11, cơ quan chức năng của TP Đà Lạt đã làm việc với các tiểu thương ở chợ đầu mối để yêu cầu họ ký cam kết tuân thủ các quy định được đưa ra.
Trước đó, với quyết tâm lấy lại uy tín cho thương hiệu khoai tây Đà Lạt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, UBND TP Đà Lạt đã yêu cầu tất cả 75 hộ kinh doanh ở chợ này (khoảng 24 hộ chuyên buôn bán khoai tây) phải ký cam kết không nhập khoai tây có nguồn gốc Trung Quốc.
Đồng thời, kể từ ngày 3-11, UBND TP Đà Lạt đã thành lập hẳn một tổ công tác liên ngành đóng chốt 24/24 giờ tại chợ nông sản Đà Lạt để kiểm tra, giám sát việc cấm nhập khoai tây Trung Quốc của các tiểu thương.
Tuy nhiên, từ khi có lệnh cấm, một số tiểu thương lại cho rằng mình bị gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên đã bắt đầu tính đến chuyện trả lại mặt bằng để ra khỏi chợ tìm nơi kinh doanh mới.
Có người còn cho rằng lệnh cấm của UBND TP Đà Lạt chưa thực sự triệt để vì không thể ngăn tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc về và đem ra ngoài để trộn đất, biến thành khoai tây Đà Lạt sau đó mang đi tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Gần 8 năm đầu tư phát triển chăn nuôi, trang trại của ông Nguyễn Công Bắc ở Hợp tác xã 6, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn được coi là một trong những trang trại điển hình của tỉnh Sơn La về áp dụng phương pháp an toàn sinh học, chăn nuôi khép kín, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế, hạn chế tác động môi trường.

Giống gà “mặt quỷ” (Ayam Cemani), được xem là giống gà đắt giá nhất trên thế giới, có xuất xứ từ Indonesia. Nhiều người dân bản địa tin rằng, người sở hữu giống gà này sẽ đem lại nhiều may mắn trong cuộc sống. Với giới kinh doanh, nuôi loại gà này đang mở ra triển vọng doanh thu và lợi nhuận cao.

Hiện tại hai huyện miền núi có số lượng trồng măng lớn là Tri Tôn và Tịnh Biên đã có măng, giá bán cao gấp 5-10 lần so với vụ rộ.

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, trong tháng 5 toàn tỉnh thu hoạch được 5.820 tấn tôm nguyên liệu, lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 11.358 tấn, tăng gần 17% so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, XK rau quả 5 tháng đầu năm 2015 của nước ta tiếp tục ghi nhận tín hiệu lạc quan.