Khoai tây Trung Quốc lại được vào chợ Đà Lạt
Ngày 10-11, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đồng ý cho các tiểu thương nhập lại khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người dân.
Nhiều tiểu thương ở chợ nông sản Đà Lạt tỏ ra khá vui mừng khi lệnh cấm trên bị bãi bỏ. Tuy nhiên, việc làm thiếu kiên quyết, mang tính nửa vời của chính quyền TP Đà Lạt lại khiến nhiều người dân tỏ ra thất vọng.
Trao đổi về vấn đề hủy lệnh cấm này, ông Dương Ngọc Đức, Trưởng phòng Kinh tế TP Đà Lạt, giải thích: Chính quyền TP cho phép nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt với điều kiện các tiểu thương, người cung cấp hàng hóa phải có đầy đủ chứng từ hóa đơn và phải cam kết không lấy đất đỏ bôi lên khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt, mà chỉ được rửa sạch đất rồi đưa đi tiêu thụ.
Đồng thời, chính quyền TP Đà Lạt cũng yêu cầu các tiểu thương khi xuất khoai tây ra khỏi chợ nông sản Đà Lạt đều phải gắn nhãn hiệu trên bao bì ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (khoai tây của Trung Quốc hay khoai tây của Đà Lạt). Nếu tiểu thương nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm, có thể thu hồi mặt bằng kinh doanh vô điều kiện.
Ngay trong sáng 10-11, cơ quan chức năng của TP Đà Lạt đã làm việc với các tiểu thương ở chợ đầu mối để yêu cầu họ ký cam kết tuân thủ các quy định được đưa ra.
Trước đó, với quyết tâm lấy lại uy tín cho thương hiệu khoai tây Đà Lạt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, UBND TP Đà Lạt đã yêu cầu tất cả 75 hộ kinh doanh ở chợ này (khoảng 24 hộ chuyên buôn bán khoai tây) phải ký cam kết không nhập khoai tây có nguồn gốc Trung Quốc.
Đồng thời, kể từ ngày 3-11, UBND TP Đà Lạt đã thành lập hẳn một tổ công tác liên ngành đóng chốt 24/24 giờ tại chợ nông sản Đà Lạt để kiểm tra, giám sát việc cấm nhập khoai tây Trung Quốc của các tiểu thương.
Tuy nhiên, từ khi có lệnh cấm, một số tiểu thương lại cho rằng mình bị gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên đã bắt đầu tính đến chuyện trả lại mặt bằng để ra khỏi chợ tìm nơi kinh doanh mới.
Có người còn cho rằng lệnh cấm của UBND TP Đà Lạt chưa thực sự triệt để vì không thể ngăn tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc về và đem ra ngoài để trộn đất, biến thành khoai tây Đà Lạt sau đó mang đi tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Cơn sốt cây "tỷ đô" tại Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc gần đây khiến thị trường cung ứng giống sôi sục theo.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận, đến nay trên địa bàn tỉnh có 732 ha thanh long bị bệnh đốm trắng. Trong đó, không có diện tích nhiễm nặng, diện tích nhiễm nhẹ 697 ha (tỉ lệ bệnh < 5 %), 35 ha nhiễm trung bình (tỉ lệ bệnh 5 – 25 %), tăng 302,5 ha so với tuần trước và tăng 538 ha so với cùng kỳ năm 2014.

Cây ổi lê Đài Loan được thực hiện trồng thí điểm tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng theo dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng hiệu quả sản xuất cây ổi lê Đài Loan tại huyện Bến Cát trước đây (mô hình triển khai nay thuộc huyện Bàu Bàng) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH&CN) thuộc Sở KH&CN thực hiện.

Ngày 4/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn cho biết trên cơ sở nghiên cứu gần 20 năm của Bộ, đồng thời tiếp thu những nghiên cứu của các nhà khoa học, quản lý phân tích những điều kiện trong nước và quốc tế, Bộ đang hoàn thiện quy hoạch ngành hàng mắcca và quy hoạch này sẽ được ban hành cuối năm nay.

Nắng nóng liên tục trong những ngày qua đã khiến các loại rau củ, quả, nhất là cua đồng, dù tăng giá nhưng vẫn rất đắt khách.