Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai tây Trung Quốc được phù phép thành đặc sản Đà Lạt

Khoai tây Trung Quốc được phù phép thành đặc sản Đà Lạt
Ngày đăng: 19/08/2015

Nhân viên Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt cho biết, từ giữa tháng 7/2015, khoai tây Trung Quốc đã bắt đầu được tiểu thương nhập về theo từng xe khối lượng trên 20 tấn. Cao điểm vào dịp cuối tháng 7, hàng loạt chuyến xe chở khoai tây đến chợ nông sản Đà Lạt với tổng khối lượng khoảng 140 tấn. Trong mấy ngày đầu tháng 8 cũng có trên 60 tấn khoai Trung Quốc được tiểu thương nhập về, các lô hàng đều có hoá đơn chứng từ đầy đủ với giá ghi trên hoá đơn rất rẻ, chỉ từ 2.800 – 3.500 đồng/kg.

Điều đáng nói là sau khi nhập khẩu khoai tây Trung Quốc về, các tiểu thương sẽ dùng thủ thuật để biến thành khoai tây Đà Lạt bằng cách bôi đất đỏ, tẩy rửa, làm cho khoai tây có màu đỏ nhạt. Khi đã thành khoai tây Đà Lạt "chính hiệu", giá bán buôn khoai được đẩy lên tới 13.000 - 15.000 đồng/kg theo thời điểm hiện nay. Ở nhiều thời điểm, giá có thể lên tới 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Hàng năm, vào dịp cuối tháng 7 đầu tháng 8 là thời điểm khoai tây Đà Lạt bắt đầu khan hiếm do đã qua vụ thu hoạch từ lâu, lượng khoai được người dân tích trữ trong kho cũng bị hư hỏng, nảy mầm. Nguồn cung khoai tây Đà Lạt cho thị trường sụt giảm nên giá bị đẩy lên cao nhiều lần so với chính vụ. Đây cũng là lúc các tiểu thương chợ đầu mối nông sản Đà Lạt bắt đầu nhập khoai tây Trung Quốc về với giá khá rẻ. Sau khi được “tân trang”, khoai tây sẽ chuyển đi tiêu thụ tại thị trường khắp trong cả nước… với giá bán cao hơn rất nhiều so với giá gốc. Theo Ban quản lý chợ nông sản thành phố Đà Lạt, hầu hết lượng khoai tây nhập khẩu về có cùng một đơn vị cung cấp tại tỉnh Lạng Sơn, khoai tây được nhập tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh.

Khoai tây Đà Lạt từ lâu đã có thương hiệu, giá trị kinh tế cao vì chất lượng cao hơn nhiều so với khoai tây ở nơi khác. Việc sử dụng khoai tây Trung Quốc để cung cấp cho thị trường trong nước với thương hiệu khoai tây Đà Lạt là hành vi gian lận thương mại. Điều này sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng nặng nề đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt, gây thiệt hại cho nông dân và các tiểu thương kinh doanh chân chính. Vấn đề này cần được các cơ quan chức năng của địa phương tích cực vào cuộc để ngăn chặn.


Có thể bạn quan tâm

Hợp Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm Nhãn Lồng Hợp Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm Nhãn Lồng

Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mùa nhãn năm nay, Ocean Mart tiếp tục là một trong các doanh nghiệp trực tiếp về vườn nhãn thu mua tận gốc của người nông dân và bán tận tay khách hàng.

15/08/2014
Hòa Thành (Tây Ninh) Thí Điểm Mô Hình Nuôi Cá Nàng Hai Hòa Thành (Tây Ninh) Thí Điểm Mô Hình Nuôi Cá Nàng Hai

Cá nàng hai còn gọi là cá thác lác cườm, là một loại cá quý, có giá trị kinh tế cao. Để hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân nuôi loại cá này có hiệu quả, Trạm khuyến nông huyện Hòa Thành tổ chức thí điểm mô hình nuôi cá nàng hai cho 5 hộ chuyên nghề nuôi cá ở xã Long Thành Trung và xã Trường Hòa.

15/08/2014
Kinh Nghiệm Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Lươn Công Nghiệp Kinh Nghiệm Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Lươn Công Nghiệp

Những năm gần đây, sản lượng lươn ngoài tự nhiên càng lúc càng cạn kiệt, để đáp ứng nhu cầu thị trường, mô hình nuôi lươn công nghiệp thương phẩm đang được nhiều hộ dân đầu tư nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

15/08/2014
Có Sức Người “Sỏi Đá Cũng Thành Cơm” Có Sức Người “Sỏi Đá Cũng Thành Cơm”

Đến thăm trang trại rộng trên 7 ha của chị Phạm Thị Thủy ở tổ 18 phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, ai cũng phải trầm trồ thán phục trước sự cần cù hay lam hay làm của người phụ nữ giỏi giang này.

15/08/2014
"Thoát Nghèo" Từ Mô Hình Trồng Cây Hồ Tiêu Xen Canh Cây Cà Phê

Với sự tìm tòi và luôn mạnh dạn trồng và xen canh nhiều loại cây trồng cho giá trị kinh tế, đến nay có thể nói mô hình trồng cây hồ tiêu xen canh cây cà phê của hộ nông dân Lê Lộc, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã mang lại giá trị kinh tế cao và thu nhập bình quân hàng năm từ 250 triệu đồng đến 350 triệu đồng.

15/08/2014