Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai tây Trung Quốc được phù phép thành đặc sản Đà Lạt

Khoai tây Trung Quốc được phù phép thành đặc sản Đà Lạt
Ngày đăng: 19/08/2015

Nhân viên Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt cho biết, từ giữa tháng 7/2015, khoai tây Trung Quốc đã bắt đầu được tiểu thương nhập về theo từng xe khối lượng trên 20 tấn. Cao điểm vào dịp cuối tháng 7, hàng loạt chuyến xe chở khoai tây đến chợ nông sản Đà Lạt với tổng khối lượng khoảng 140 tấn. Trong mấy ngày đầu tháng 8 cũng có trên 60 tấn khoai Trung Quốc được tiểu thương nhập về, các lô hàng đều có hoá đơn chứng từ đầy đủ với giá ghi trên hoá đơn rất rẻ, chỉ từ 2.800 – 3.500 đồng/kg.

Điều đáng nói là sau khi nhập khẩu khoai tây Trung Quốc về, các tiểu thương sẽ dùng thủ thuật để biến thành khoai tây Đà Lạt bằng cách bôi đất đỏ, tẩy rửa, làm cho khoai tây có màu đỏ nhạt. Khi đã thành khoai tây Đà Lạt "chính hiệu", giá bán buôn khoai được đẩy lên tới 13.000 - 15.000 đồng/kg theo thời điểm hiện nay. Ở nhiều thời điểm, giá có thể lên tới 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Hàng năm, vào dịp cuối tháng 7 đầu tháng 8 là thời điểm khoai tây Đà Lạt bắt đầu khan hiếm do đã qua vụ thu hoạch từ lâu, lượng khoai được người dân tích trữ trong kho cũng bị hư hỏng, nảy mầm. Nguồn cung khoai tây Đà Lạt cho thị trường sụt giảm nên giá bị đẩy lên cao nhiều lần so với chính vụ. Đây cũng là lúc các tiểu thương chợ đầu mối nông sản Đà Lạt bắt đầu nhập khoai tây Trung Quốc về với giá khá rẻ. Sau khi được “tân trang”, khoai tây sẽ chuyển đi tiêu thụ tại thị trường khắp trong cả nước… với giá bán cao hơn rất nhiều so với giá gốc. Theo Ban quản lý chợ nông sản thành phố Đà Lạt, hầu hết lượng khoai tây nhập khẩu về có cùng một đơn vị cung cấp tại tỉnh Lạng Sơn, khoai tây được nhập tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh.

Khoai tây Đà Lạt từ lâu đã có thương hiệu, giá trị kinh tế cao vì chất lượng cao hơn nhiều so với khoai tây ở nơi khác. Việc sử dụng khoai tây Trung Quốc để cung cấp cho thị trường trong nước với thương hiệu khoai tây Đà Lạt là hành vi gian lận thương mại. Điều này sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng nặng nề đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt, gây thiệt hại cho nông dân và các tiểu thương kinh doanh chân chính. Vấn đề này cần được các cơ quan chức năng của địa phương tích cực vào cuộc để ngăn chặn.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Giá Trị Xuất Cá Tra Phải Chuẩn Hóa Từ Đầu Vào Đến Đầu Ra Nâng Giá Trị Xuất Cá Tra Phải Chuẩn Hóa Từ Đầu Vào Đến Đầu Ra

Trước tình trạng sản xuất manh mún, cung vượt cầu của sản phẩm cá tra và sự thiếu liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp, sự ra đời của Nghị định 36/2014/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần chuẩn hóa ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra từ đầu vào đến đầu ra, mở hướng đi mới, phát tiển bền vững cho toàn ngành.

18/08/2014
Chết Một Vùng Ngao, Thiệt Hại Trên 100 Tỷ Đồng Chết Một Vùng Ngao, Thiệt Hại Trên 100 Tỷ Đồng

Những giọt nước mắt xót của, những khuôn mặt ngẩn ngơ, những tiếng thở dài ngao ngán… ấy là những gì chúng tôi thấy khi tiếp xúc với người nuôi ngao ở xã Đông Minh, Tiền Hải (Thái Bình).

18/08/2014
Nghệ An Phát Hiện, Tiêu Hủy 100 Kg Thịt Bò Thối Nghệ An Phát Hiện, Tiêu Hủy 100 Kg Thịt Bò Thối

Được biết, chủ lô hàng là ông Phan Đình Tín (trú tại tổ 18, Trần Phú, Quảng Ngãi), người này không xuất trình được giấy kiểm dịch động vật và chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Công an TP Vinh đã thu hồi số thịt bò nói trên và tiến hành tiêu hủy theo quy định.

18/08/2014
Chè Bản Liền Có Đầu Ra Ổn Định Chè Bản Liền Có Đầu Ra Ổn Định

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng huyện, chính quyền xã Bản Liền và Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển Bắc Hà đã giải quyết xong tình trạng tư thương thu mua chè vàng tại xã Bản Liền.

18/08/2014
Cua Đinh, Ba Ba Hút Hàng Cua Đinh, Ba Ba Hút Hàng

Ông Đinh Công Thủ, GĐ HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cho biết: Mỗi năm HTX cung cấp 500.000 con ba ba và 5000 cua đinh giống, hàng trăm tấn sản phẩm cho thị trường khắp các tỉnh thành trên cả nước nhưng số lượng không đủ đáp ứng.

18/08/2014