Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai tây Trung Quốc được phù phép thành đặc sản Đà Lạt

Khoai tây Trung Quốc được phù phép thành đặc sản Đà Lạt
Ngày đăng: 19/08/2015

Nhân viên Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt cho biết, từ giữa tháng 7/2015, khoai tây Trung Quốc đã bắt đầu được tiểu thương nhập về theo từng xe khối lượng trên 20 tấn. Cao điểm vào dịp cuối tháng 7, hàng loạt chuyến xe chở khoai tây đến chợ nông sản Đà Lạt với tổng khối lượng khoảng 140 tấn. Trong mấy ngày đầu tháng 8 cũng có trên 60 tấn khoai Trung Quốc được tiểu thương nhập về, các lô hàng đều có hoá đơn chứng từ đầy đủ với giá ghi trên hoá đơn rất rẻ, chỉ từ 2.800 – 3.500 đồng/kg.

Điều đáng nói là sau khi nhập khẩu khoai tây Trung Quốc về, các tiểu thương sẽ dùng thủ thuật để biến thành khoai tây Đà Lạt bằng cách bôi đất đỏ, tẩy rửa, làm cho khoai tây có màu đỏ nhạt. Khi đã thành khoai tây Đà Lạt "chính hiệu", giá bán buôn khoai được đẩy lên tới 13.000 - 15.000 đồng/kg theo thời điểm hiện nay. Ở nhiều thời điểm, giá có thể lên tới 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Hàng năm, vào dịp cuối tháng 7 đầu tháng 8 là thời điểm khoai tây Đà Lạt bắt đầu khan hiếm do đã qua vụ thu hoạch từ lâu, lượng khoai được người dân tích trữ trong kho cũng bị hư hỏng, nảy mầm. Nguồn cung khoai tây Đà Lạt cho thị trường sụt giảm nên giá bị đẩy lên cao nhiều lần so với chính vụ. Đây cũng là lúc các tiểu thương chợ đầu mối nông sản Đà Lạt bắt đầu nhập khoai tây Trung Quốc về với giá khá rẻ. Sau khi được “tân trang”, khoai tây sẽ chuyển đi tiêu thụ tại thị trường khắp trong cả nước… với giá bán cao hơn rất nhiều so với giá gốc. Theo Ban quản lý chợ nông sản thành phố Đà Lạt, hầu hết lượng khoai tây nhập khẩu về có cùng một đơn vị cung cấp tại tỉnh Lạng Sơn, khoai tây được nhập tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh.

Khoai tây Đà Lạt từ lâu đã có thương hiệu, giá trị kinh tế cao vì chất lượng cao hơn nhiều so với khoai tây ở nơi khác. Việc sử dụng khoai tây Trung Quốc để cung cấp cho thị trường trong nước với thương hiệu khoai tây Đà Lạt là hành vi gian lận thương mại. Điều này sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng nặng nề đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt, gây thiệt hại cho nông dân và các tiểu thương kinh doanh chân chính. Vấn đề này cần được các cơ quan chức năng của địa phương tích cực vào cuộc để ngăn chặn.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tập Trung Thả Tôm Càng Xanh Nông Dân Tập Trung Thả Tôm Càng Xanh

Vào thời điểm này, nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bắt đầu thả nuôi vụ tôm càng xanh trên đất lúa, tổng diện tích thả giống gần 180ha.

29/08/2013
Cần Khôi Phục Các Vùng Lúa – Cá Đồng Cần Khôi Phục Các Vùng Lúa – Cá Đồng

Hiện nay đang là mùa mưa, mùa sinh sản của hầu hết các loại cá đồng có giá trị, nhiều người không ngần ngại dùng câu, chĩa, cả xiệc điện bắt cá mẹ, kéo ròng ròng con, đặt lờ, lưới bắt cá rô tăm tích, cá sặt non… bán đi, thật là lãng phí. Đây là thực trạng diễn ra hằng ngày, cần sự vào cuộc ngăn chặn của các ngành chức năng.

29/08/2013
Nuôi Chim Yến Phải Có Giấy Phép Nuôi Chim Yến Phải Có Giấy Phép

Kể từ ngày 6/9 tới, người dân và doanh nghiệp muốn nuôi chim yến phải đăng ký và nếu phù hợp với quy hoạch nuôi chim yến của địa phương, cũng như được sự đồng ý của UBND cấp quận, huyện mới được nuôi.

29/08/2013
Đưa Vào Hoạt Động Trại Chăn Nuôi Bò Sữa Công Nghệ Cao Đưa Vào Hoạt Động Trại Chăn Nuôi Bò Sữa Công Nghệ Cao

Sau hơn hai năm xây dựng và vận hành thử nghiệm, TP Hồ Chí Minh đã chính thức đưa vào hoạt động Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.

29/08/2013
Mất Mùa Bí Đỏ Mất Mùa Bí Đỏ

Mặc dù chỉ mới bước vào thu hoạch trên số ít diện tích trồng sớm nhưng người trồng bí đỏ ở huyện Chư Pưh (Gia Lai) đang phải đối mặt với viễn cảnh mất mùa. Hàng trăm ha bí đỏ toàn lá và hoa, mỗi cây chỉ rải rác vài trái, nhiều cây không cho trái.

29/08/2013