Khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt tăng giá gấp bốn

Thời gian gần đây, chợ nông sản Đà Lạt đang khá nhộn nhịp với hoạt động "nhuộm’’ khoai tây Trung Quốc cho giống khoai tây Đà Lạt để cung cấp ra thị trường. Với giá nhập về chỉ từ 1.800 đến 3.520 đồng một kg, nhưng sau khi được “mặc áo’’ mới, khoai tây Trung Quốc ra chợ lập tức tăng lên 13.000-15.000 đồng một kg trước khi chất lên xe tải đưa về chợ đầu mối nông sản TP HCM hoặc đi các tỉnh.
Theo Ban quản lý chợ Nông sản Đà Lạt, chợ có 24 quầy kinh doanh mặt hàng khoai tây. Từ hơn một tháng nay, do trái vụ nên nguồn khoai tây của nhà vườn Đà Lạt cạn kiệt, thậm chí không có do liên tục bị mưa đá. Hiện tại, 99% khoai tây tại chợ được nhập về từ Trung Quốc. Tử đầu tháng 7 đến nay, có 3 tiểu thương ở chợ nông sản đứng ra nhập 10 lô khoai tây Trung Quốc với số lượng trên dưới 300 tấn. Những tiểu thương này ngoài việc trực tiếp “mặc áo’’ cho khoai tây Trung Quốc, còn phân phối lại một số lượng khác cho các tiểu thương trong chợ cùng làm.
Hoạt động “mặc áo’’ cho khoai tây Trung Quốc tại chợ Đà Lạt diễn ra rất nhộn nhịp, những tiểu thương buôn bán lớn đầu tư hẳn máy rửa khoai có công xuất hàng tấn mỗi ngày, còn các hộ làm thủ công một ngày cũng làm được từ 300-500kg, tùy mối hàng ở TP HCM và các tỉnh đặt. Một tiểu thương cho biết, nhờ chiêu nhuộm này, một tấn khoai tây chủ vựa kiếm được 7-10 triệu đồng, trong khi vào thời điểm chính vụ từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, thu mua khoai tây kiếm chênh lệnh 1.000 đồng mỗi kg cũng khó.
Đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, khoai tây Trung Quốc về chợ Đà Lạt đều được Phòng phân tích kiểm tra chất lượng nông sản của Chi cục lấy mẫu phân tích. Tất cả các lô hàng hóa này đều có hóa đơn chứng từ, xuất xứ và đã qua kiểm dịch ở các cửa khẩu phía Bắc. Từ đầu tháng 7 tới nay, chưa phát hiện lô hàng khoai tây Trung Quốc nào nhập về Đà Lạt có dư lượng hóa chất vượt ngưỡng.
Theo vị đại diện này, để kiểm tra khoai tây Trung Quốc, nhiều năm qua Chi cục phối hợp với Quản lý thị trường và Phòng kinh tế Đà Lạt làm từng khâu theo chức năng. Hai năm trước đã có lô khoai tây Trung Quốc 30 tấn nhập về không đạt tiêu chuẩn vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong khoai vượt mức cho phép, nên đã buộc tiêu hủy.
Phía Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, việc khoai tây Trung Quốc nhập về Đà Lạt và “nhuộm’’ thêm lớp đất đỏ trước khi đưa ra thị trường đã diễn ra nhiều năm, nhưng điều này không thể cấm vì chủ hàng có đầy đủ giấy tờ xuất trình và không có biểu hiện gian lận thương mại vì họ vẫn khẳng định đây là khoai tây Trung Quốc. Cách phân biệt giữa khoai tây Trung Quốc và khoai tây Đà Lạt thì ngành nông nghiệp cũng đã có hướng dẫn người tiêu dùng cụ thể thông qua báo chí.
Có thể bạn quan tâm

Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.

Tại buổi tọa đàm, GS. Nguyễn Thơ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam, đã nêu việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân làm bộc phát dịch hại và gây nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến môi trường hiện đã ở mức báo động.

“Bao nhiêu năm gắn với nghề nông, tôi cảm nhận sâu sắc một điều, mặc dù là người trực tiếp làm ra hạt lúa nhưng chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội quyết định giá sản phẩm mình làm ra. Câu chuyện “tới mùa rớt giá” đã trở thành thông lệ khiến nông dân lao đao. Từ đó tôi quyết tâm tìm một hướng đi mới cho mình, cùng bà con nông dân cải thiện thu nhập”.

Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Sau 6 tháng, cây chanh leo được trồng đảm bảo kế hoạch về diện tích, sinh trưởng, phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch, giúp người dân có thêm thu nhập và mở ra cơ hội phát triển sản xuất hàng hóa cho các địa phương. Có được kết quả đó là nhờ chương trình được triển khai theo mô hình liên kết “4 nhà”: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp.