Khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt tăng giá gấp bốn

Thời gian gần đây, chợ nông sản Đà Lạt đang khá nhộn nhịp với hoạt động "nhuộm’’ khoai tây Trung Quốc cho giống khoai tây Đà Lạt để cung cấp ra thị trường. Với giá nhập về chỉ từ 1.800 đến 3.520 đồng một kg, nhưng sau khi được “mặc áo’’ mới, khoai tây Trung Quốc ra chợ lập tức tăng lên 13.000-15.000 đồng một kg trước khi chất lên xe tải đưa về chợ đầu mối nông sản TP HCM hoặc đi các tỉnh.
Theo Ban quản lý chợ Nông sản Đà Lạt, chợ có 24 quầy kinh doanh mặt hàng khoai tây. Từ hơn một tháng nay, do trái vụ nên nguồn khoai tây của nhà vườn Đà Lạt cạn kiệt, thậm chí không có do liên tục bị mưa đá. Hiện tại, 99% khoai tây tại chợ được nhập về từ Trung Quốc. Tử đầu tháng 7 đến nay, có 3 tiểu thương ở chợ nông sản đứng ra nhập 10 lô khoai tây Trung Quốc với số lượng trên dưới 300 tấn. Những tiểu thương này ngoài việc trực tiếp “mặc áo’’ cho khoai tây Trung Quốc, còn phân phối lại một số lượng khác cho các tiểu thương trong chợ cùng làm.
Hoạt động “mặc áo’’ cho khoai tây Trung Quốc tại chợ Đà Lạt diễn ra rất nhộn nhịp, những tiểu thương buôn bán lớn đầu tư hẳn máy rửa khoai có công xuất hàng tấn mỗi ngày, còn các hộ làm thủ công một ngày cũng làm được từ 300-500kg, tùy mối hàng ở TP HCM và các tỉnh đặt. Một tiểu thương cho biết, nhờ chiêu nhuộm này, một tấn khoai tây chủ vựa kiếm được 7-10 triệu đồng, trong khi vào thời điểm chính vụ từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, thu mua khoai tây kiếm chênh lệnh 1.000 đồng mỗi kg cũng khó.
Đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, khoai tây Trung Quốc về chợ Đà Lạt đều được Phòng phân tích kiểm tra chất lượng nông sản của Chi cục lấy mẫu phân tích. Tất cả các lô hàng hóa này đều có hóa đơn chứng từ, xuất xứ và đã qua kiểm dịch ở các cửa khẩu phía Bắc. Từ đầu tháng 7 tới nay, chưa phát hiện lô hàng khoai tây Trung Quốc nào nhập về Đà Lạt có dư lượng hóa chất vượt ngưỡng.
Theo vị đại diện này, để kiểm tra khoai tây Trung Quốc, nhiều năm qua Chi cục phối hợp với Quản lý thị trường và Phòng kinh tế Đà Lạt làm từng khâu theo chức năng. Hai năm trước đã có lô khoai tây Trung Quốc 30 tấn nhập về không đạt tiêu chuẩn vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong khoai vượt mức cho phép, nên đã buộc tiêu hủy.
Phía Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, việc khoai tây Trung Quốc nhập về Đà Lạt và “nhuộm’’ thêm lớp đất đỏ trước khi đưa ra thị trường đã diễn ra nhiều năm, nhưng điều này không thể cấm vì chủ hàng có đầy đủ giấy tờ xuất trình và không có biểu hiện gian lận thương mại vì họ vẫn khẳng định đây là khoai tây Trung Quốc. Cách phân biệt giữa khoai tây Trung Quốc và khoai tây Đà Lạt thì ngành nông nghiệp cũng đã có hướng dẫn người tiêu dùng cụ thể thông qua báo chí.
Có thể bạn quan tâm

Để làm rõ hơn về những lo ngại liên quan tới chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là quy trình kiểm tra xử lý doanh nghiệp vi phạm như thế nào, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) về những nội dung liên quan.

Hiện, vùng nuôi nghêu ven biển Gò Công (Tiền Giang) đã qua thời gian nghêu chết hàng loạt (tháng 2-3 hàng năm), nghêu đang phát triển tốt. Đây được coi là yếu tố thuận lợi giúp nghề nuôi nghêu phục hồi và phát triến sau nhiều năm liên tục bị thiệt hại nặng. Tuy nhiên, xét về tổng quan thì nghề nuôi nghêu ven biển ngày càng đối diện với nhiều khó khăn.

Những ngày giữa năm, ngư dân các xã ven biển huyện Gò Công Đông được mùa nên họ liên tiếp ra khơi. Những chuyến ghe đầy ắp các loại tôm, mực, cá… mang niềm vui mới, cho thấy một năm làm ăn được mùa.

Đó là thông tin được ông Phạm Văn Công- Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS)- đưa ra tại Hội nghị Điều quốc tế năm 2014 tổ chức tại Vũng Tàu gần đây.

Thời gian qua, mặc dù hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện và cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng suất lao động.