Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai tây dây leo không ra củ mà mọc thành trái

Khoai tây dây leo không ra củ mà mọc thành trái
Ngày đăng: 06/11/2015

Khoai tây không khí hay còn gọi là khoai tây dây leo là một thành viên của gia đình khoai mỡ có nguồn gốc ở Châu Á và Châu Phi cận sa mạc Sahara.

Theo nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học, giống khoai tây không khí này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Những năm 1905, giống khoai này được gửi đến Florida (Mỹ) để nghiên cứu như là một cây thuốc và bây giờ nó có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp Florida, Louisiana, Mississippi, Texas, Hawaii, Puerto Rico và ngay cả ở Việt Nam.

Giống khoai này giống như một loài khoai dại.

Nhìn bề ngoài, chúng có hình dáng khá giống với khoai tây Đà Lạt. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy lớp vỏ bên ngoài của giống khoai này khá cứng, có thể lột ra được, sau đó đến lớp da có màu xanh và gọt lớp màu xanh đó thì có thể sử dụng được.

Ngoài ra, nhiều người còn truyền miệng nếu hái trái khoai này và để ở chỗ mát một thời gian lâu thì khi nấu, ăn rất dẻo, khoai cũng có mùi vị riêng.

Tuy nhiên, khi chưa biết rõ cách sử dụng và đặc tính của chúng thì các nhà khoa học khuyến cáo bạn không nên sử dụng chúng một cách tùy tiện.

Ở Việt Nam, giống khoai này xuất hiện nhiều nhánh ở bìa rừng các vùng đất bazan.

Để nhận biết loại khoai này rất dễ, với lớp vỏ bên ngoài củ khoai có thể bóc ra. và bên trong lớp vỏ xanh có nhớt.

Khoai tây không khí có củ to đến 2kg, 3kg thậm chí 4kg.

Khoai tây không khí có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, chúng thường xuyên xuất hiện ở đất rừng, là giống cây thân leo cao và tán cây nhanh chóng trưởng thành.

Một cây cho rất nhiều củ, chúng có thể phát triển nhanh chóng

. Các cây mới có thể nảy mầm từ những củ rất nhỏ hay thậm chí là những củ đặt sát mặt đất.

Khoai tây dây leo hiếm khi ra hoa, các củ mọc dọc theo thân leo và thường ra quả vào mùa thu và mùa đông.

Loại khoai tây này có thể phát triển rất nhanh chóng, khoảng trên 20cm mỗi ngày. Mỗi cây có thể leo chiều dài tối đa tới 30 mét.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Mới Trong Nuôi Tôm Mô Hình Mới Trong Nuôi Tôm

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới.

31/07/2013
Cán Bộ Xã Giỏi Làm Kinh Tế VAC Cán Bộ Xã Giỏi Làm Kinh Tế VAC

Anh Phạm Thận, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Bắc Phong (Thuận Bắc) không những tích cực công tác xã hội mà còn làm kinh tế gia đình giỏi. Anh là người đi đầu ở thôn Mỹ Nhơn thực hiện mô hình “vườn - ao - chuồng” (VAC) mang lại hiệu quả cao.

31/07/2013
Anh Thọ Trồng Cây Đạt Hiệu Quả Cao Anh Thọ Trồng Cây Đạt Hiệu Quả Cao

Chúng tôi gặp Nguyễn Thanh Thọ 45 tuổi đang chăm chút cột cành cây khổ qua chuẩn bị lên giàn. Anh Thọ nêu gương nông dân cần mẫn làm ăn căn cơ nuôi con ăn học chu đáo ở thôn Phước Thiện 1, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước. Tuy đất đai canh tác ít nhưng anh đầu tư thâm canh các loài cây la- ghim bảo đảm chất lượng nông sản gắn với nhu cầu tiêu thụ thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao.

31/07/2013
Chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ Trồng Táo Đạt Năng Suất Cao Chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ Trồng Táo Đạt Năng Suất Cao

Năm 2007, chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ 31 tuổi, ở thôn Trường Thọ (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước) trồng táo trên diện tích 3,5 sào đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

31/07/2013
Cá Tầm Lậu Vào Nội Địa Bằng Cách Nào? Cá Tầm Lậu Vào Nội Địa Bằng Cách Nào?

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện mỗi ngày có khoảng 20 - 30 tấn cá tầm Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam. Trong đó, cá được nhập lậu chủ yếu qua các cửa ngõ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh.

31/07/2013