Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai Mỳ Kiên Giang Trúng Lớn

Khoai Mỳ Kiên Giang Trúng Lớn
Ngày đăng: 14/03/2014

Hàng trăm hộ nông dân trồng khoai mỳ (sắn) ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đang rất phấn khởi nhờ khoai mỳ trúng mùa, trúng giá.

Xã Bình Giang là địa phương có diện tích trồng khoai mỳ lớn nhất huyện Hòn Đất. Khoảng 5 năm trước, nông dân trong xã trồng trên 500 ha khoai mỳ nhưng do đầu ra bấp bênh, giá cả không ổn định nên đã chuyển sang trồng lúa. Do đó, diện tích khoai mỳ hiện nay của xã chỉ còn khoảng 200 ha, tập trung nhiều tại ấp Kênh 9.

Bà Bùi Thị Lâu, Phó Trưởng Ban lãnh đạo ấp Kinh 9, cho biết: “Năm nay, người dân trong ấp trồng mỳ không chỉ trúng mùa mà giá còn tăng gấp đôi so với những năm trước. Vì vậy, người trồng khoai mỳ rất phấn khởi”. Theo nhiều nông dân, trồng khoai mỳ ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư nhẹ hơn so trồng lúa. Trước khi trồng nên cày xới đất, phơi càng khô thì khoai mỳ càng nhiều củ. Trong suốt mùa vụ, người trồng chỉ tốn công làm cỏ và rải phân một lần duy nhất, sau đó khoai mỳ sẽ tự phát triển, chờ đến ngày thu hoạch để bán.

Ông Tống Văn Luận, trồng gần 5ha khoai mỳ ở ấp Kinh 9, cho biết: “Năm nay, do trồng sớm nên đến thời điểm này thu hoạch khoai mỳ đạt năng suất khá cao, khoảng 18 - 25 tấn/ha, giá bán cho thương lái hiện nay là 4.000 - 4.200 đ/kg, trừ các khoản chi phí nông dân còn lãi từ 30-40 triệu đồng/ha”

Theo kinh nghiệm của nông dân thì trồng khoai mỳ phải lên liếp cao, tránh bị ngập úng. Chỉ cần bị ngập từ 5-7 ngày không thoát được nước, khoai sẽ bị úng, nông dân trắng tay. Hiện tại, những hộ trồng khoai mỳ tại xã Bình Giang đều có diện tích đất cao ráo, nhưng nhiều hộ chưa đầu tư đê bao. Vì vậy, khi mùa mưa, bão đến nông dân bị động khi bảo vệ khoai mỳ. Để tránh thu hoạch mỳ ngay mùa lũ, nông dân thường bắt đầu xuống giống từ tháng giêng âm lịch đến khoảng tháng 5 là có thể thu hoạch.

Chủ tịch Hội nông dân xã Bình Giang Nguyễn Văn Hải, cho biết: “Ngoài lúa là cây trồng chính, cây khoai mỳ mang lại lợi nhuận khá cao cho nông dân. Sắp tới, Hội Nông dân sẽ đề nghị cấp huyện quy hoạch lại vùng trồng khoai mỳ, thực hiện xây dựng, tôn tạo bờ bao chống lũ để phát triển cây khoai mỳ theo hướng bền vững”.


Có thể bạn quan tâm

Thu Tiền Triệu Mỗi Ngày Nhờ Bán Mật Ong Rừng Thu Tiền Triệu Mỗi Ngày Nhờ Bán Mật Ong Rừng

Anh Đồng Văn Vũ ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang) có nhiều năm trong nghề săn bắt ong rừng, cho biết: “Thời điểm cận tết cho đến đầu mùa mưa là khoảng thời gian khai thác mật chính vụ. Khoảng thời gian đó, chất lượng mật rất tốt, sản lượng cao hơn so với mật khai thác vào những tháng mùa mưa”.

21/01/2015
Kiểng Bắp Chơi Tết Được Ưa Chuộng Kiểng Bắp Chơi Tết Được Ưa Chuộng

Nhiều năm gắn bó với nghề sản xuất hoa kiểng bán tết, anh Nguyễn Văn Ngõ ở ấp Quốc Khánh, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang), cho biết: “Năm nay, ngoài trồng những loại hoa kiểng bán vào dịp tết như vạn thọ, cúc mâm xôi, hướng dương tôi còn trồng thêm 200 chậu bắp để cung ứng cho nhu cầu Tết Ất Mùi này”.

21/01/2015
Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Đạt 2,5 Tỷ Đồng/ha/năm Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Đạt 2,5 Tỷ Đồng/ha/năm

Mô hình rau áp dụng công nghệ tưới phun và tưới nhỏ giọt của Cty Khang Thịnh, chi nhánh Netafim Lâm Đồng, tại huyện Đức Trọng, ông Vũ Kiên Trung, đại diện Netafim Việt Nam trình bày về các giải pháp hiệu quả để tưới tiết kiệm mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh. Nhờ mô hình tưới tiêu thông minh này mà nhà vườn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nông phẩm để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.

21/01/2015
Xuất Khẩu Gạo Khó Ngay Từ Đầu Năm Xuất Khẩu Gạo Khó Ngay Từ Đầu Năm

Hồi tháng 11 năm ngoái, VFA đã đưa ra giá sàn mới cho gạo XK là 380 USD/tấn (loại 25% tấm), giảm 30 USD/tấn so với giá sàn của loại gạo này được đưa ra vào tháng 7 cùng năm. Vừa qua, Hiệp hội này đã điều chỉnh lại giá sàn gạo 25% tấm xuống còn 360 USD/tấn, thời hạn bắt đầu áp dụng là từ 12/1/2015.

21/01/2015
“Hai Đòn Bẩy Trí Tuệ” Đổi Mới Nông Nghiệp “Hai Đòn Bẩy Trí Tuệ” Đổi Mới Nông Nghiệp

Hai điểm tựa quan trọng nhất của hệ thống sản xuất nông nghiệp là chính sách kinh tế nông nghiệp đối nội và chính sách kinh tế nông nghiệp đối ngoại. Thiếu lực gồng của 2 điểm tựa chính trị này, sức mạnh của các đòn bẩy sẽ bị giảm sút, thậm chí sẽ bị triệt tiêu.

21/01/2015