Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai Mỳ Kiên Giang Trúng Lớn

Khoai Mỳ Kiên Giang Trúng Lớn
Ngày đăng: 14/03/2014

Hàng trăm hộ nông dân trồng khoai mỳ (sắn) ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đang rất phấn khởi nhờ khoai mỳ trúng mùa, trúng giá.

Xã Bình Giang là địa phương có diện tích trồng khoai mỳ lớn nhất huyện Hòn Đất. Khoảng 5 năm trước, nông dân trong xã trồng trên 500 ha khoai mỳ nhưng do đầu ra bấp bênh, giá cả không ổn định nên đã chuyển sang trồng lúa. Do đó, diện tích khoai mỳ hiện nay của xã chỉ còn khoảng 200 ha, tập trung nhiều tại ấp Kênh 9.

Bà Bùi Thị Lâu, Phó Trưởng Ban lãnh đạo ấp Kinh 9, cho biết: “Năm nay, người dân trong ấp trồng mỳ không chỉ trúng mùa mà giá còn tăng gấp đôi so với những năm trước. Vì vậy, người trồng khoai mỳ rất phấn khởi”. Theo nhiều nông dân, trồng khoai mỳ ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư nhẹ hơn so trồng lúa. Trước khi trồng nên cày xới đất, phơi càng khô thì khoai mỳ càng nhiều củ. Trong suốt mùa vụ, người trồng chỉ tốn công làm cỏ và rải phân một lần duy nhất, sau đó khoai mỳ sẽ tự phát triển, chờ đến ngày thu hoạch để bán.

Ông Tống Văn Luận, trồng gần 5ha khoai mỳ ở ấp Kinh 9, cho biết: “Năm nay, do trồng sớm nên đến thời điểm này thu hoạch khoai mỳ đạt năng suất khá cao, khoảng 18 - 25 tấn/ha, giá bán cho thương lái hiện nay là 4.000 - 4.200 đ/kg, trừ các khoản chi phí nông dân còn lãi từ 30-40 triệu đồng/ha”

Theo kinh nghiệm của nông dân thì trồng khoai mỳ phải lên liếp cao, tránh bị ngập úng. Chỉ cần bị ngập từ 5-7 ngày không thoát được nước, khoai sẽ bị úng, nông dân trắng tay. Hiện tại, những hộ trồng khoai mỳ tại xã Bình Giang đều có diện tích đất cao ráo, nhưng nhiều hộ chưa đầu tư đê bao. Vì vậy, khi mùa mưa, bão đến nông dân bị động khi bảo vệ khoai mỳ. Để tránh thu hoạch mỳ ngay mùa lũ, nông dân thường bắt đầu xuống giống từ tháng giêng âm lịch đến khoảng tháng 5 là có thể thu hoạch.

Chủ tịch Hội nông dân xã Bình Giang Nguyễn Văn Hải, cho biết: “Ngoài lúa là cây trồng chính, cây khoai mỳ mang lại lợi nhuận khá cao cho nông dân. Sắp tới, Hội Nông dân sẽ đề nghị cấp huyện quy hoạch lại vùng trồng khoai mỳ, thực hiện xây dựng, tôn tạo bờ bao chống lũ để phát triển cây khoai mỳ theo hướng bền vững”.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Dịch Bệnh Cho Đàn Cá Phòng Dịch Bệnh Cho Đàn Cá

Chi cục Thuỷ sản tỉnh Hải Dương vừa phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I) tổ chức thu mẫu nước tại khu nuôi thuỷ sản tập trung ở các xã Đoàn Kết (Thanh Miện), Tái Sơn, Minh Đức (Tứ Kỳ).

19/09/2013
Hàng Nghìn Nhà Vườn Đổ Xô Mua Cây Giống Đặc Sản Hàng Nghìn Nhà Vườn Đổ Xô Mua Cây Giống Đặc Sản

Mặt hàng cây ăn trái đặc sản đang tăng vùn vụt, cung không đủ cầu. Trước hấp lực của giá cả, hàng nghìn nhà vườn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ồ ạt đi mua cây giống để cải tạo lại vườn tược.

11/06/2013
Nông Dân Không Nên Phát Triển Đàn Cá Sấu Nông Dân Không Nên Phát Triển Đàn Cá Sấu

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, hiện nay phong trào nuôi động vật hoang dã của tỉnh phát triển khá mạnh. Đến nay, Bạc Liêu có hơn 229.000 con cá sấu, khoảng 113.170 con cua đinh, ba ba và trên 136.900 con trăn, rắn...

20/09/2013
Nuôi Heo Công Nghệ Cao Ở Quảng Nam Nuôi Heo Công Nghệ Cao Ở Quảng Nam

Gần đây, mô hình trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao theo hướng bền vững với sự liên kết 3 nhà: chủ trang trại - công ty cung cấp giống, thức ăn gia súc, kỹ thuật chăn nuôi - ngân hàng đã được xây dựng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó có Đại Lộc.

24/05/2013
Mô Hình Nuôi Ba Ba Làm Chơi Ăn Thiệt Mô Hình Nuôi Ba Ba Làm Chơi Ăn Thiệt

Gần như không tốn thuốc điều trị bệnh, ít công chăm sóc, vốn đầu tư thấp nhưng giá trị lại cao là những lợi thế của mô hình nuôi ba ba trong bồn. Tuy thời gian nuôi có hơi dài (khoảng 18 tháng) nhưng lợi nhuận thu được gấp 3 lần vốn bỏ ra. Hơn nữa, người nuôi chỉ cần cho ăn mỗi ngày một lần, thỉnh thoảng mới phải thay nước bồn…

20/09/2013