Khoai mì rớt giá

Giá khoai mỳ tươi, đầu vụ thu hoạch thương lái thu mua tại ruộng từ 1.300 - 1.600 đồng/kg đến tháng 2-2015 giảm xuống còn 900 - 1.100 đồng/kg tùy theo loại. Với giá này, bình quân mỗi ha khoai mỳ thu được 21 - 26,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi được từ 5 - 9,8 triệu đồng.
Nếu những hộ phải thuê đất (khoảng 3 triệu đồng/ha/năm) thì lãi thấp, thậm chí nhiều hộ trồng khoai mỳ không có lãi.
Việc tiêu thụ khoai mỳ hiện nay có 2 hình thức: Sau khi thu hoạch người dân bán tại ruộng hoặc xắt lát phơi khô bán cho thương lái và các cơ sở chế biến bột khoai mỳ.
Năm nay do 2 cơ sở chế biến khoai mỳ tại địa bàn huyện Xuyên Mộc đóng cửa nên phần lớn khoai mỳ của tỉnh được bán để đem đi các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai để sơ chế. Vì vậy, cùng với việc giá bán khoai mỳ thấp, việc tiêu thụ cũng gặp khó khăn và chậm hơn so với các vụ trước.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.

Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...

Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.

Để lai tạo và cải thiện chất lượng đàn bò thịt, những năm qua nước ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước còn hạn chế, nước ta ngày càng phụ thuộc vào nguồn tinh nhập khẩu.