Khoai mì rớt giá

Giá khoai mỳ tươi, đầu vụ thu hoạch thương lái thu mua tại ruộng từ 1.300 - 1.600 đồng/kg đến tháng 2-2015 giảm xuống còn 900 - 1.100 đồng/kg tùy theo loại. Với giá này, bình quân mỗi ha khoai mỳ thu được 21 - 26,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi được từ 5 - 9,8 triệu đồng.
Nếu những hộ phải thuê đất (khoảng 3 triệu đồng/ha/năm) thì lãi thấp, thậm chí nhiều hộ trồng khoai mỳ không có lãi.
Việc tiêu thụ khoai mỳ hiện nay có 2 hình thức: Sau khi thu hoạch người dân bán tại ruộng hoặc xắt lát phơi khô bán cho thương lái và các cơ sở chế biến bột khoai mỳ.
Năm nay do 2 cơ sở chế biến khoai mỳ tại địa bàn huyện Xuyên Mộc đóng cửa nên phần lớn khoai mỳ của tỉnh được bán để đem đi các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai để sơ chế. Vì vậy, cùng với việc giá bán khoai mỳ thấp, việc tiêu thụ cũng gặp khó khăn và chậm hơn so với các vụ trước.
Có thể bạn quan tâm

Trên diện tích đất của những dự án hàng triệu đô la đầu tư nhưng mau chóng đóng cửa, bỏ hoang, nhiều hộ nông dân mạnh dạn thuê lại để đầu tư nuôi trồng thủy sản và đạt hiệu quả cao.Đó là thực tế đã diễn ra ở Hà Tĩnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong thời gian 10 năm trở lại đây. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Mại ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà và bà Nguyễn Thị Hạnh ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà.“Đâm đầu vào đá”

Sáng 28-6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí chủ trì họp khẩn cùng các cơ quan chức năng TP rà soát, triển khai các biện pháp phòng chống dịch heo tai xanh đang “nóng” ở một số vùng của các tỉnh lân cận TP.

Ba Chẽ là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, với trên 79,8% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân trong huyện chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng. Không cam chịu cái nghèo khó đeo đẳng, nhiều gia đình ở Ba Chẽ đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo. Một trong những hướng đó là nuôi lợn rừng.

Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã xây dựng và thực hiện liên minh sản xuất (LMSX) lúa giống xác nhận bền vững, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực…

Những hộ dân của ấp Tân Hòa A (xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) là một vùng đất bưng biền, hoang hóa đã không đầu hàng số phận, tìm được cách làm giàu trên mảnh đất cằn cỗi của mình bằng mô hình: Trồng sen gương (sen lấy hạt non), kết hợp nuôi cá