Khoai lang xuất khẩu tăng giá

Giá khoai tăng do nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang hút hàng và vụ khoai ở ĐBSCL đang vào mùa nghịch nên sản lượng rất ít.
Vì vậy, nông dân trồng khoai trúng giá đợt này không nhiều.
Hiện tại mùa nước lũ ở các tỉnh ĐBSCL đang rút, nhiều nông dân bắt đầu xuống giống vụ khoai mới với diện tích khá lớn.
Ông Huỳnh Văn Quân, Phó giám đốc HTX Khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long), khuyến cáo:
“Mặc dù khoai lang chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhưng chỉ ở dạng “buôn đứt bán đoạn” chứ không có hợp đồng, bao tiêu hàng hóa… Qua theo dõi, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng nhiều, thường bị thương lái tìm cách ép giá; đến khi hết mùa, lượng khoai giảm mạnh thì giá mới tăng.
Do đó, nông dân cần cẩn trọng trong việc mở rộng diện tích, bởi đầu ra và giá cả khoai lang xuất khẩu lâu nay không ổn định”.
Khoai lang xuất khẩu là thế mạnh về nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long.
Hiện các ngành chức năng của tỉnh đang đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu khoai lang đi nhiều nước trên thế giới, giảm dần phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc…
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, cùng với quá trình mở rộng diện tích tăng mật độ nuôi tôm, môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, diễn biến dịch bệnh trên tôm khó kiểm soát. Năm 2014, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) đối diện với tình trạng tôm bị bệnh gan tụy, tôm chậm lớn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Hiện nay, Hoàng Diệu (Thái Bình) chỉ còn 2.500/4.129 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi có gần 800 hộ với quy mô nhỏ lẻ. Một trong những điểm sáng về chăn nuôi của Hoàng Diệu là mô hình gia trại nuôi lợn rừng của ông Phạm Ðình Phiếm ở tổ 24.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Sông Hinh và UBND xã Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh) vừa tổ chức hội thảo mô hình “Cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng” vụ hè thu 2014. Tham gia hội thảo có 80 nông dân tiêu biểu của xã Đức Bình Tây, 15 nông dân tiêu biểu của xã Sơn Giang và 15 nông dân tiêu biểu của huyện Phú Hòa.

Nếu như năm ngoái, nhiều hộ dân ở xã Ea Hu (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vô cùng phấn khởi vì mùa tiêu trúng đậm thì năm nay, họ lại thấp thỏm lo âu vì hàng loạt vườn tiêu chết dần, chết mòn…

Thông qua hướng dẫn kỹ thuật, ông Hồ Văn Ri (ấp Pô Thi) mạnh dạn cải tạo vườn để trồng thanh long, kết quả đạt 16 triệu đồng/công/năm và chưa kể phần bán cây giống. Đây là lần đầu tiên khu vực đất pha cát ở xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) xuất hiện mô hình này, chứng tỏ khả năng cây trồng thích nghi tốt và thu nhập hơn nhiều loại trên cùng mặt đất.