Khoai lang Vĩnh Long vào hàng cực phẩm của Việt Nam

Cụ thể, trong số 9 loại trái cây, rau củ đặc sản của Vĩnh Long đề xuất thì chỉ có khoai lang Bình Tân và cải xà lách xoong Bình Minh được chọn.
Cải xà lách xoong Bình Minh là loại giống cải than nhỏ, nổi tiếng và chất lượng ngon, bổ dưỡng với nhiều chất như: becta – carotence, vitamin B1, vitamin B6. Loại cây này được trồng tập trung quanh năm ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long với chu kì thu hoạch 2 tháng/lần.
Tại xã Thuận An, huyện Bình Minh, nơi có diện tích gieo trồng xà lách xoong lớn nhất ĐBSCL với 600 ha, mỗi năm đạt sản lượng trên 4000 tấn, mang lại không ít thu nhập cho bà con trong vùng.
Thương hiệu cải xà lách xoong Bình Minh được biết đến với vị cay nồng, ngọt, đúng chất của cải xà lách xoong. Ngoài ra, cải xà lách xoong nơi đây được sản xuất theo hướng an toàn, có logo, nhà sơ chế đóng gói bao bì và có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, khoai lang Bình Tân cũng đang trở thành nông sản chủ lực xuất khẩu ở huyện Bình Tân. Trên toàn tỉnh Vĩnh Long diện tích trồng khoai lang khoảng 12 ha, trong đó huyện Bình Tân chiếm đa số. Nhắc dến khoai lang Bình Tân là nhắc đến loại khoai lang có vị ngọt, dẻo và thơm với đủ các loại khoai như khoai tím Nhật, trắng sữa, trắng giấy, bí đường, khoai bí nghệ, dương ngọc… Bình quân cứ mỗi hecta khoai lang nông dân Bình Tân thu về mỗi vụ gần 30 tấn.
Vừa qua nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân – Bình Tân Sweet Potatoes” đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận góp phần tạo thương hiệu cho khoai lang Vĩnh Long đến các quốc gia khác. Khoai lang Bình Tân cũng đã xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc….
Được biết, bằng chứng nhận kỷ lục của 2 đặc sản sẽ được trao vào Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 30 dự kiến tổ chức vào tháng 7-2015 tại TP HCM.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh trắng lá mía tiếp tục gây hại 2.113ha; tỷ lệ bệnh từ 30 đến hơn 70%. Cụ thể: Tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), bệnh phát sinh gây hại khoảng 2.106ha, tăng 932ha so với niên vụ 2013 - 2014, tập trung gây hại mía giai đoạn đẻ nhánh, vươn lóng với các giống nhiễm chủ yếu là Suphanburi 7, U-Thoong 4, K95-156. Tại huyện Diên Khánh, diện tích nhiễm bệnh là 6,4ha trên giống Suphanburi 7, U-thoong 4.

Đầu tháng 5-2015, Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại trong ngành chế biến thực phẩm của Công ty Cổ phần XNK Bến Tre (Betrimex), tại Cụm Công nghiệp Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đi vào vận hành thử nghiệm.

Hơn tuần nay, bà con nông dân tổ 10, 11, 13 ấp Bầu Sầm, xã Bàu Trâm (TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) vui mừng thu hoạch chôm chôm sớm (ảnh). Mỗi vườn chôm chôm hàng ngày thu hoạch khoảng từ 1 - 2 tấn chôm chôm xuất đi các nơi.

Nhờ kiên trì theo đuổi việc nuôi và cho sinh sản nhân tạo càng đước (rùa răng, trọng lượng 7- 8kg), nông dân Võ Thành Ngay (52 tuổi, ấp Phú Bình, xã Phú Lộc, Tân Châu, An Giang) là một trong rất ít người bước đầu thành công với mô hình được cho là mạo hiểm, nhưng hiệu quả lại rất cao.

Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp nuôi gà an toàn sinh học dưới tán cây lâu năm ở Bình Phước đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Hình thức này còn góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm gà sạch, bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Cách làm của hộ ông Lê Xuân Tuyến ở ấp 1, xã Minh Lập (Chơn Thành) là ví dụ điển hình.