Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai Lang Tây Hưng Ở Sơn La

Khoai Lang Tây Hưng Ở Sơn La
Ngày đăng: 19/01/2013

Những năm gần đây, khoai lang đang được coi là cây trồng chủ lực ở bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi (Thuận Châu - Sơn La), bởi quy trình canh tác phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân.

Là loại cây dễ trồng, đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định, nhiều hộ gia đình nơi đây đang thoát nghèo từ cây khoai lang.

Mùa này, dọc quốc lộ 6, hướng từ Sơn La đi Điện Biên qua thành phố Sơn La khoảng 15 km. Hai bên đường rất nhiều sạp hàng bày bán khoai lang. Ghé vào một quán bên đường của chị Cao Thị Quỳnh, ở bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi (Thuận Châu): có nhiều loại khoai ngon. Chị nói: Đắt nhất có khoai Hoàng Long vàng, Hoàng Long tím giá 15.000 đồng/kg, rẻ nhất 4.000 đồng/kg. Quan sát, nhiều khách hàng đi qua đoạn đường này, mua hàng chục kg về ăn và làm quà. Nhiều xe có biển số ở tỉnh khác, mua hàng tạ khoai. Đây quả là món quà vừa ngon, bổ lại rẻ.

Dọc hai bên đường vào bản Tây Hưng, người dân đang tất bật thu hoạch khoai lang. Ông Lương Quốc Huy, Trưởng bản Tây Hưng là một trong những gia đình trồng khoai có thâm niên từ những năm 1961 ở đây cho biết: Khoai lang rất dễ trồng, chỉ cần cày xới cho đất tơi xốp, lên thành từng luống là khoai phát triển tốt. Khoai có thể phát triển trong điều kiện thời tiết khô hạn vẫn cho năng suất, chất lượng cao, lại không tốn nhiều chi phí chăm bón. So với các cây trồng nông nghiệp khác như: cây lạc, cây ngô… thì cây khoai lang đã thực sự giúp các gia đình thoát nghèo.

Ông Huy dẫn chúng tôi đi giới thiệu về khoai lang đặc sản ở đây, ông cho biết thêm: “3 năm gần đây, người dân địa phương được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đưa vào thử nghiệm trồng thêm giống khoai KLC266 và đã được trồng thành công, đem lại năng suất cao”. Khoai lang Hoàng Long, khoai KLC 266, có ưu điểm vượt trội so với giống khoai lang đỏ địa phương là có ruột vàng, giàu chất Carôtin, một chất để chiết suất ra Vitamin A, có thể trồng ở bất cứ địa hình đồi đất nào, chất lượng củ thơm ngon, bở, hàm lượng dinh dưỡng cao và được thị trường đón nhận.

Bà Hà Thị Túc, một trong những hộ trồng khoai cho năng suất cao nhất trong bản Tây Hưng phấn khởi: Gia đình tôi có 1 ha đất, trước kia chỉ trồng lạc, đỗ tương, đỗ đen, hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi chuyển sang trồng khoai lang Hoàng Long và khoai giống KLC 266 kinh tế gia đình ngày một khá giả. Năm 2012, thu hoạch 15 tấn khoai lang, với giá 8.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi hơn 100 triệu đồng.

Hiện bản Tây Hưng có 57 hộ dân sinh sống, 100% các hộ đều trồng khoai lang, đời sống của người dân được cải thiện, số hộ nghèo giảm. Trồng khoai lang thuận lợi nhất đối với bà con nơi đây là vào mỗi vụ thu hoạch, tư thương tới tận ruộng, tận đồi thu mua, còn dây, củ nhỏ dùng làm thức ăn cho chăn nuôi.

Trước khi chia tay, ông Huy vẫn tâm huyết: Thời gian tới, bản tiếp tục nhân rộng mô hình trồng khoai lang và trồng thêm một số cây vụ đông khác giúp nông dân vươn lên ổn định đời sống. Đặc biệt, bản sẽ xây dựng thương hiệu để khoai lang Tây Hưng để mở rộng thị trường tiêu thụ”.

 


Có thể bạn quan tâm

Tỷ Phú Rừng Trồng FSC Tỷ Phú Rừng Trồng FSC

Ông Hoàng Đức Doanh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị cho biết, bình quân mỗi năm diện tích rừng trồng mới trên địa bàn tỉnh đạt 5.000 ha. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mới rừng, tỉnh Quảng Trị đã chú trọng phát triển lâm nghiệp bền vững.

22/10/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Kinh Tế Tổng Hợp Hiệu Quả Từ Mô Hình Kinh Tế Tổng Hợp

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện, ở Gio Linh (Quảng Trị) hiện có gần 100 trang trại, gia trại ở vùng gò đồi gồm các xã như Gio An, Gio Hoà, Hải Thái, Linh Hải…Đây là những trang trại cao su, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Điều quan trọng là đã hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá mang tính tập trung nhằm khai thác hết tiềm năng lợi thế vùng gò đồi.

22/10/2014
Kinh Tế Gò Đồi, Mũi Đột Phá Chiến Lược Ở Vùng Tây Gio Linh Kinh Tế Gò Đồi, Mũi Đột Phá Chiến Lược Ở Vùng Tây Gio Linh

Vùng gò đồi, miền núi phía Tây của huyện Gio Linh (Quảng Trị) có tổng diện tích tự nhiên 34.336 ha, chiếm 78% diện tích của toàn huyện. Với lợi thế đất đai, phần lớn là đồi núi, có đất đỏ ba dan, Feralit, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và những mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi, trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

22/10/2014
Gio An Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng Và Bền Vững Gio An Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng Và Bền Vững

Xã đã tiến hành khảo sát, thống kê về diện tích đất đai, điều kiện tự nhiên và những khó khăn, thuận lợi, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH phù hợp với thực tiễn địa phương, đưa ra các chương trình hành động cụ thể để khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở vùng gò đồi.

22/10/2014
Nhập Khẩu Các Mặt Hàng Xăng Dầu, Vải, Ngô... Tăng Mạnh Nhập Khẩu Các Mặt Hàng Xăng Dầu, Vải, Ngô... Tăng Mạnh

Theo đó, xuất khẩu cả nước ước đạt 6,2 tỉ USD, nhập khẩu ước đạt 6,63 tỉ USD. Trong đó, hai nhóm hàng dệt may và điện thoại, linh kiện điện thoại vẫn là nhóm hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt lần lượt 981 triệu USD và 880 triệu USD. Về nhập khẩu, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tiếp tục là nhóm dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu với tổng hơn 1 tỉ USD.

22/10/2014