Khoai lang tăng giá, người trồng vẫn lo âu

Đầu mùa, giá khoai lang tím Nhật liên tục rớt giá thảm khiến nhiều nông dân điêu đứng, bỏ cả ruộng khoai chẳng màng thu hoạch vì tiền thuê nhân công còn cao hơn cả tiền bán khoai.
Có thời điểm giá khoai lang tím Nhật chỉ còn từ 150.000 - 200.000 đồng/giạ (60kg).
Tuy nhiên, càng về cuối mùa, khoai lang tím Nhật càng tăng giá.
Đến thời điểm hiện tại thương lái thu mua khoai lang tím Nhật ngay tại ruộng với giá từ 800.000 - Nông dân Nguyễn Văn Phước, ngụ ấp Tân Dương (Tân Thành, Bình Tân) trồng khoai lang tím Nhật ở địa phương cho biết:
“Trước đây tôi thuê 4 công đất (1 công 1.000 m2) để trồng khoai lang nhưng tới ngày thu hoạch tôi bỏ luôn vì giá rẻ quá và chấp nhận lỗ 60 triệu đồng.
Mấy tháng nay giá khoai lang tăng vùn vụt nhưng trong vùng rất ít người có khoai lang để bán”.
Theo ông Phước, khi giá khoai lang xuống thấp nhiều hộ đã chuyển sang trồng lúa mong kiếm cái ăn.
Bây giờ, khi khoai lang tăng vùn vụt một số hộ quay lại trồng khoai nhưng lại phập phồng lo sợ vì có thể giá sẽ tiếp tục xuống thấp như trước đây.
Giá tăng nhưng nông dân còn rất ít khoai lang để bán Giá khoai lang cao ngất ngưởng nên hiện tại nông dân thu hoạch có lợi nhuận từ 8 - 10 triệu đồng/công.
Tuy nhiên, toàn vùng diện tích khoai lang tím Nhật khoảng 1.300 ha nhưng mỗi ngày chỉ có khoảng 10 ha đang thu hoạch, số còn lại mới xuống giống hoặc chưa tới thời gian thu hoạch.
Ông Sơn Văn Luận, Giám đốc hợp tác xã khoai lang Tân Thành (xã Tân Thành, Bình Tân, Vĩnh Long) cho biết:
“Giá khoai lang tăng nhưng thật ra nông dân hưởng lợi chẳng được bao nhiêu vì số lượng đang thu hoạch rất thấp.
Đồng thời năng suất cũng thấp do bị sâu bệnh…”. Một số nông dân đã bỏ khoai lang để trồng lúa Giá khoai lang trồi sụt thất thường và phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc nên nông dân lo ngại sẽ tiếp tục điệp khúc “tới mùa mất giá”.
Viễn cảnh này nhiều năm liền cứ lặp đi lặp lại nên nông dân rất lo lắng. Nông dân Nguyễn Văn Điền, ngụ Thành Trung (Bình Tân, Vĩnh Long) trồng 9 công khoai lang tím Nhật cho biết:
“Giá khoai lang tím Nhật mấy năm nay rất thất thường lúc đỉnh điểm có thể lên tới 20.000 đồng/kg nhưng khi rớt thì chỉ còn từ 2.000 - 3.000 đồng/kg nên nông dân chịu cảnh thua lỗ nặng.
Bây giờ thấy giá lên cao nhiều người ham trồng nhưng một số lại rất dè chừng “bẫy” của thương lái Trung Quốc nên đã chuyển sang trồng lúa”.
Rất nhiều nông dân trồng khoai lo lắng cảnh "được mùa, mất giá" như trước đây Ông Lê Văn Trung, Giám đốc hợp tác xã rau an toàn Thành Lợi (Bình Tân, Vĩnh Long) cho rằng:
“Hiện nay giá khoai lang tím Nhật tăng cao nhưng nông dân cần thận trọng coi chừng dính “bẫy” của thương lái Trung Quốc.
Bởi vì trong thời gia qua giá khoai lang lên xuống rất thất thường, phụ thuộc vào thường lái Trung Quốc.
Hiện nay tốt nhất là nông dân nên trồng rải vụ, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất đảm bảo có lợi nhuận”.
Theo ông Trung, sau thời gian lên cơn sốt tăng diện tích trồng khoai thì gần đây đã chững lại rất nhiều do nông dân bị thua lỗ và chuyển qua trồng lúa.
Nếu bây giờ thấy giá ở mức cao nông dân lại ồ ạt trồng khoai lang thì rất có thể sẽ lặp lại chuyện "được mùa mất giá" như trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Minh Xuân là xã phát triển rất mạnh mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở huyện Lục Yên, một trong những hộ nuôi ba ba đầu tiên là gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn 7. Nhà anh có 1ha ao, trước đây, chỉ nuôi cá nhưng hiệu quả kinh tế thấp, chưa kể khi dịch bệnh xảy ra, đàn cá chết la liệt

Theo y học hiện đại, măng tây có tác dụng chữa trị bệnh ung thư nhờ ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào này. Những năm đầu thế kỷ 20, một bác sĩ người Hoa Kỳ đã ứng dụng thành công việc đưa măng tây vào khẩu phần ăn cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư bàng quang

Trong những năm gần đây một số tỉnh vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ đã làm tốt khâu chuyển dịch cây trồng từ sản xuất 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa xen canh với một vụ rau màu đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, đồng thời có tác dụng cải tạo đất và cách ly nguồn sâu bệnh hại, đặc biệt là dịch rầy nâu

So với nhiều nghề truyền thống trong khai thác đánh bắt thủy sản ở Cà Mau như lưới cào, lưới vây, đẩy te... thì câu mực tầng đáy là nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân và góp phần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, giữ gìn môi trường biển.

Trồng rau sạch bằng phương pháp thuỷ canh, đã được du nhập vào nước ta từ mấy năm nay, nhưng mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm hay ở quy mô hộ gia đình để phục vụ nhu cầu trong nhà. Nhưng nay có một trang trại mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu và sản xuất thành công mô hình rau sạch thuỷ canh để bán ra thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao