Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai lang tăng giá, người trồng vẫn lo âu

Khoai lang tăng giá, người trồng vẫn lo âu
Ngày đăng: 27/11/2015

Đầu mùa, giá khoai lang tím Nhật liên tục rớt giá thảm khiến nhiều nông dân điêu đứng, bỏ cả ruộng khoai chẳng màng thu hoạch vì tiền thuê nhân công còn cao hơn cả tiền bán khoai.

Có thời điểm giá khoai lang tím Nhật chỉ còn từ 150.000 - 200.000 đồng/giạ (60kg).

Tuy nhiên, càng về cuối mùa, khoai lang tím Nhật càng tăng giá.

Đến thời điểm hiện tại thương lái thu mua khoai lang tím Nhật ngay tại ruộng với giá từ 800.000 - Nông dân Nguyễn Văn Phước, ngụ ấp Tân Dương (Tân Thành, Bình Tân) trồng khoai lang tím Nhật ở địa phương cho biết:

“Trước đây tôi thuê 4 công đất (1 công 1.000 m2) để trồng khoai lang nhưng tới ngày thu hoạch tôi bỏ luôn vì giá rẻ quá và chấp nhận lỗ 60 triệu đồng.

Mấy tháng nay giá khoai lang tăng vùn vụt nhưng trong vùng rất ít người có khoai lang để bán”.

Theo ông Phước, khi giá khoai lang xuống thấp nhiều hộ đã chuyển sang trồng lúa mong kiếm cái ăn.

Bây giờ, khi khoai lang tăng vùn vụt một số hộ quay lại trồng khoai nhưng lại phập phồng lo sợ vì có thể giá sẽ tiếp tục xuống thấp như trước đây.

Giá tăng nhưng nông dân còn rất ít khoai lang để bán Giá khoai lang cao ngất ngưởng nên hiện tại nông dân thu hoạch có lợi nhuận từ 8 - 10 triệu đồng/công.

Tuy nhiên, toàn vùng diện tích khoai lang tím Nhật khoảng 1.300 ha nhưng mỗi ngày chỉ có khoảng 10 ha đang thu hoạch, số còn lại mới xuống giống hoặc chưa tới thời gian thu hoạch.

Ông Sơn Văn Luận, Giám đốc hợp tác xã khoai lang Tân Thành (xã Tân Thành, Bình Tân, Vĩnh Long) cho biết:

“Giá khoai lang tăng nhưng thật ra nông dân hưởng lợi chẳng được bao nhiêu vì số lượng đang thu hoạch rất thấp.

Đồng thời năng suất cũng thấp do bị sâu bệnh…”. Một số nông dân đã bỏ khoai lang để trồng lúa Giá khoai lang trồi sụt thất thường và phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc nên nông dân lo ngại sẽ tiếp tục điệp khúc “tới mùa mất giá”.

Viễn cảnh này nhiều năm liền cứ lặp đi lặp lại nên nông dân rất lo lắng. Nông dân Nguyễn Văn Điền, ngụ Thành Trung (Bình Tân, Vĩnh Long) trồng 9 công khoai lang tím Nhật cho biết:

“Giá khoai lang tím Nhật mấy năm nay rất thất thường lúc đỉnh điểm có thể lên tới 20.000 đồng/kg nhưng khi rớt thì chỉ còn từ 2.000 - 3.000 đồng/kg nên nông dân chịu cảnh thua lỗ nặng.

Bây giờ thấy giá lên cao nhiều người ham trồng nhưng một số lại rất dè chừng “bẫy” của thương lái Trung Quốc nên đã chuyển sang trồng lúa”.

Rất nhiều nông dân trồng khoai lo lắng cảnh "được mùa, mất giá" như trước đây Ông Lê Văn Trung, Giám đốc hợp tác xã rau an toàn Thành Lợi (Bình Tân, Vĩnh Long) cho rằng:

“Hiện nay giá khoai lang tím Nhật tăng cao nhưng nông dân cần thận trọng coi chừng dính “bẫy” của thương lái Trung Quốc.

Bởi vì trong thời gia qua giá khoai lang lên xuống rất thất thường, phụ thuộc vào thường lái Trung Quốc.

Hiện nay tốt nhất là nông dân nên trồng rải vụ, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất đảm bảo có lợi nhuận”.

Theo ông Trung, sau thời gian lên cơn sốt tăng diện tích trồng khoai thì gần đây đã chững lại rất nhiều do nông dân bị thua lỗ và chuyển qua trồng lúa.

Nếu bây giờ thấy giá ở mức cao nông dân lại ồ ạt trồng khoai lang thì rất có thể sẽ lặp lại chuyện "được mùa mất giá" như trước đây.


Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý quả chuối Nghịch lý quả chuối

Trong khi các DN kêu không đủ hàng XK thì trong nước, nông dân khóc ròng vì giá chuối tụt chỉ còn 1/2 so với mọi năm. Vì sao lại có nghịch lý này?

25/11/2015
Đưa sâm Ngọc Linh thành cây tỉ đô, phải tính chuyện bán sâm Đưa sâm Ngọc Linh thành cây tỉ đô, phải tính chuyện bán sâm

Nếu được đầu tư bài bản, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cùng chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả, cây sâm VN - chủ lực là sâm Ngọc Linh nổi tiếng - có thể thu về 1,5 - 2 tỉ USD xuất khẩu mỗi năm.

25/11/2015
Thương lái Trung Quốc bày trò ép giá tôm hùm Thương lái Trung Quốc bày trò ép giá tôm hùm

Thương lái Trung Quốc giở trò để ép giá khiến người nuôi tôm hùm ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định phải cắn răng bán lỗ.

25/11/2015
Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến hiệu quả kép Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến hiệu quả kép

Nhờ đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nhiều người trồng lúa trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không những hạn chế được rủi ro do yếu tố thời tiết, dịch bệnh gây ra, mà còn từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất rõ rệt.

25/11/2015
Tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn Tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn

Thời gian qua, nghề đan kết hạt cườm ở Hợp tác xã Đại Phát, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, đã mang lại nguồn thu nhập khá, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân.

25/11/2015