Khoai lang Ngọc Vừng (Vân Đồn) vẫn bí đầu ra

Khoai lang là một trong những sản phẩm mà nhiều du khách rất ưa thích mua làm quà khi đến Ngọc Vừng (Vân Đồn - Quảng Ninh) tham quan. Hiện người dân chủ yếu tiêu thụ bằng cách bán cho khách du lịch, bán cho thương lái thu mua. Dù giá bán khoai đặc sản trên thị trường khoảng 15.000 đ/kg, hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng khác nhưng những năm gần đây tiêu thụ kém, thương lái ít thu gom xuất khẩu nên người dân không mặn mà với cây trồng đặc sản này.
Ông Nguyễn Văn Minh, thôn Bình Minh, một trong những hộ trồng khoai truyền thống lâu năm cho biết: Năm vừa qua gia đình ông chỉ trồng khoảng 4 sào, mỗi sào cho thu hoạch khoảng 200kg, với giá bán được 300.000 đồng/sào. Dù giá trị kinh tế đưa lại cao so với nhiều cây trồng khác nhưng việc tiêu thụ khó khăn do thiếu thị trường.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Kiểm, thôn Bình Minh cũng cho biết: Do đất cát rất hợp với giống khoai lang này nên gia đình tôi cũng quyết định trồng giống khoai truyền thống được 2 năm nay. Sản lượng và chất lượng cây trồng rất tốt tuy nhiên đầu ra rất khó nên chúng tôi chỉ trồng khoảng 2 - 3 sào vừa để ăn vừa để bán cho khách du lịch.
Được biết, trước đây diện tích trồng khoai toàn xã Ngọc Vừng đạt khoảng 10 ha, mỗi gia đình cũng trồng từ 6 - 7 sào, số hộ tham gia trồng khoai là khoảng 60 - 70 hộ. Thế nhưng nay tổng diện tích trồng khoai trên toàn xã chỉ còn khoảng 4ha, số hộ trồng cũng giảm đi một nửa.
Để hỗ trợ người dân phát triển diện tích trồng khoai lang, năm 2012, huyện Vân Đồn đã hỗ trợ về giống, vốn, phân bón… vì vậy diện tích được mở rộng hơn. Tuy nhiên trong thời gian gần đây việc tiêu thụ sản phẩm không thuận lợi do nhu cầu thu mua, xuất khẩu suy giảm hẳn. Vì thế các hộ trồng khoai đặc sản chỉ còn xoay xở tìm các mối tiêu thụ cho tiểu thương, bán cho du khách nhưng số lượng tiêu thụ không đáng kể, phần còn lại được dành bán cho du khách hoặc tiêu thụ nội bộ. Nhiều hộ dân cũng thử nghiệm sấy khô hoặc hình thức chế biến khác… để tiêu thụ, nhưng nguồn vốn đầu tư máy móc lớn và không bán được.
Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Vừng cho biết: Một trong những vấn đề cốt yếu là sản phẩm chưa tạo dựng được thương hiệu, chưa được quảng bá để được biết đến rộng rãi. Chúng tôi đã đề xuất xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm, đây là cách làm hiệu quả nhất để duy trì, phát triển cây trồng này, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa tổng kết mô hình “Vỗ béo bò thịt” năm 2015 tại xã Nhơn Hội. Có 5 hộ tham gia mô hình, mỗi hộ nuôi vỗ béo 1 con bò. Các hộ được tập huấn kỹ thuật vỗ béo bò được Nhà nước hỗ trợ 100% giống cỏ Mulato - tương ứng hỗ trợ 300kg cỏ giống/hộ và 30% vật tư gồm thức ăn tinh, thuốc thú y...

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo tại BR-VT phát triển mạnh, kéo theo vấn nạn ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng này, các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn đang từng bước ứng dụng hầm biogas tại trang trại và đã mang lại hiệu quả, nhưng mô hình này chưa được nhân rộng.

Theo các chuyên gia kinh tế, hoạt động nhập khẩu sản phẩm động vật đang tồn tại nhiều bất cập, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, nông sản trong nước đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận, nội tại ngành chăn nuôi vẫn đang có rất nhiều yếu kém...

Ngày 15-8, tại TPHCM, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), Công ty TNHH De Heus và Công ty Fresh Studio Innovations Asia (DHFS - Safe Pork) ký biên bản hợp tác thiết lập chuỗi giá trị thịt heo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.

Giá thanh long đang ở mức rất thấp cùng với bệnh trên thanh long đang bùng phát ở nhiều nơi làm cho người trồng cây ăn trái đặc sản này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.