Khoai lang Ngọc Vừng (Vân Đồn) vẫn bí đầu ra

Khoai lang là một trong những sản phẩm mà nhiều du khách rất ưa thích mua làm quà khi đến Ngọc Vừng (Vân Đồn - Quảng Ninh) tham quan. Hiện người dân chủ yếu tiêu thụ bằng cách bán cho khách du lịch, bán cho thương lái thu mua. Dù giá bán khoai đặc sản trên thị trường khoảng 15.000 đ/kg, hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng khác nhưng những năm gần đây tiêu thụ kém, thương lái ít thu gom xuất khẩu nên người dân không mặn mà với cây trồng đặc sản này.
Ông Nguyễn Văn Minh, thôn Bình Minh, một trong những hộ trồng khoai truyền thống lâu năm cho biết: Năm vừa qua gia đình ông chỉ trồng khoảng 4 sào, mỗi sào cho thu hoạch khoảng 200kg, với giá bán được 300.000 đồng/sào. Dù giá trị kinh tế đưa lại cao so với nhiều cây trồng khác nhưng việc tiêu thụ khó khăn do thiếu thị trường.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Kiểm, thôn Bình Minh cũng cho biết: Do đất cát rất hợp với giống khoai lang này nên gia đình tôi cũng quyết định trồng giống khoai truyền thống được 2 năm nay. Sản lượng và chất lượng cây trồng rất tốt tuy nhiên đầu ra rất khó nên chúng tôi chỉ trồng khoảng 2 - 3 sào vừa để ăn vừa để bán cho khách du lịch.
Được biết, trước đây diện tích trồng khoai toàn xã Ngọc Vừng đạt khoảng 10 ha, mỗi gia đình cũng trồng từ 6 - 7 sào, số hộ tham gia trồng khoai là khoảng 60 - 70 hộ. Thế nhưng nay tổng diện tích trồng khoai trên toàn xã chỉ còn khoảng 4ha, số hộ trồng cũng giảm đi một nửa.
Để hỗ trợ người dân phát triển diện tích trồng khoai lang, năm 2012, huyện Vân Đồn đã hỗ trợ về giống, vốn, phân bón… vì vậy diện tích được mở rộng hơn. Tuy nhiên trong thời gian gần đây việc tiêu thụ sản phẩm không thuận lợi do nhu cầu thu mua, xuất khẩu suy giảm hẳn. Vì thế các hộ trồng khoai đặc sản chỉ còn xoay xở tìm các mối tiêu thụ cho tiểu thương, bán cho du khách nhưng số lượng tiêu thụ không đáng kể, phần còn lại được dành bán cho du khách hoặc tiêu thụ nội bộ. Nhiều hộ dân cũng thử nghiệm sấy khô hoặc hình thức chế biến khác… để tiêu thụ, nhưng nguồn vốn đầu tư máy móc lớn và không bán được.
Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Vừng cho biết: Một trong những vấn đề cốt yếu là sản phẩm chưa tạo dựng được thương hiệu, chưa được quảng bá để được biết đến rộng rãi. Chúng tôi đã đề xuất xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm, đây là cách làm hiệu quả nhất để duy trì, phát triển cây trồng này, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.

Với hơn 40 loại rau, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha/vụ, sản lượng gần 600 nghìn tấn/năm, nhưng hiện vẫn thiếu hơn 350 nghìn tấn rau/năm so với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Để không phải nhập rau an toàn từ các địa phương khác đang trở thành mục tiêu phấn đấu của các hợp tác xã, các hộ nông dân trồng rau ở Hà Nội hiện nay.

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.

Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.