Khoai lang giá rớt mạnh do cung vượt cầu

Nếu như thời gian trước giá khoai lang tím Nhật được thương lái thu mua để xuất sang thị trường Trung Quốc với giá từ 600.000 - 800.000 đồng/tạ (1 tạ = 60kg) đảm bảo cho nông dân lời nhiều. Nay khoai lang bỗng nhiên rớt xuống còn 170.000 - 190.000 đồng/tạ, khiến hàng loạt hộ lỗ nặng. Cùng với giá giảm thì gần đây còn xuất hiện tin đồn thất thiệt ăn khoai lang bị bệnh, thương lái không mua khoai… làm cho việc tiêu thụ khoai lang khó khăn hơn.
Chiều 24-5, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Huỳnh Văn Quân, Phó giám đốc HTX Khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân khẳng định: “Khoai lang là cây trồng truyền thống từ lâu của huyện Bình Tân, người dân rất vững vàng về kỹ thuật, nên năng suất và chất lượng khoai lang vùng này thường đạt cao. Lâu nay, khoai lang được xem là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa...
Do đó, xuất hiện thông tin ăn khoai lang bị bệnh là không chính xác. Bên cạnh đó, còn có tin đồn thương lái không mua khoai khiến ùn ứ sản phẩm, giá giảm… Đây cũng là tin sai lệch, bởi hiện tại các HTX và thương lái vẫn thu mua khoai lang cho nông dân bình thường, tuy nhiên số lượng mua giảm nhẹ bởi thị trường tiêu thụ đang khó khăn”.
Theo ông Quân, không chỉ khoai lang Bình Tân mà khoai lang tím Nhật của các tỉnh ĐBSCL cũng tập trung tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc là chính. Tuy nhiên, thị trường này “ăn hàng” rất thất thường, sản lượng và giá cả cứ thay đổi liên tục nên thương lái và nông dân không biết đâu mà lường. Gần đây, thị trường Trung Quốc giảm mua khoai đột ngột, dẫn tới giá cả sụt mạnh.
“Do nông dân quá lạm dụng việc trồng khoai quanh năm nên sản lượng lúc nào cũng nhiều, từ đó dẫn tới “cung vượt cầu”. Nếu như ngày trước đối tác Trung Quốc “đặt hàng” vài ngày thì thương lái mới cung ứng khoai lang. Giờ đây họ chỉ cần gọi điện là lập tức có khoai liền. Nắm rành về sản lượng khoai lang ở Bình Tân cũng như các địa phương xung quanh khá nhiều, nên các đối tác ở Trung Quốc ép giá là chuyện hiển nhiên” - ông Quân nói.
Ngoài giá giảm thì vụ này khoai lang xuất hiện nhiều bệnh khiến da xấu, bị thương lái chê, làm cho nông dân thiệt trăm bề; có hộ thua lỗ tới 6 - 7 triệu đồng/công.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, cho biết: Huyện đang tập trung các giải pháp thực hiện, trong đó tập huấn cho người dân cách phòng trị sâu bệnh, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc, phân bón đúng trên cây ăn trái. Hướng dẫn người dân cách phòng trị bệnh đạo ôn, rầy nâu trên cây lúa và sản xuất theo phương pháp “4 đúng” an toàn trên rau màu.

Sôi động nhất là những loại trái cây được ưa chuộng dùng chưng trên mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên. Cùng với sự “nóng” lên của thị trường tết, trong các vườn, không khí thu hoạch, trái cây tết cũng nhộn nhịp, hối hả.

"Sau khi thu hoạch, tôi sẽ gửi mẫu dưa sang Pháp để thẩm định chất lượng. Trên cơ sở kết quả thẩm định, chúng ta mới biết được giống dưa này có phù hợp với điều kiện của Đà Lạt hay không; và tiếp sau đó là làm việc với bên nước ngoài về vấn đề bản quyền" - kỹ sư Nguyễn Quốc Minh cho biết.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) có 1.047ha bưởi Năm Roi đang cho trái, ước sản lượng bưởi Tết Ất Mùi này có khoảng 2.787 tấn trái thì có hơn 50% diện tích được bán theo vụ hay bán đám cho các thương lái. Vì vậy số lượng bưởi trong nhà vườn không còn nhiều.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, giá dừa trái tại tỉnh này dao động từ 65.000 đồng đến 80.000 đồng/chục/12 trái. Dừa uống nước có giá từ 40.000 - 45.000đồng/chục. Dừa xiêm xanh giá 50.000 - 55.000 đồng/chục, tăng gần gấp đôi so với thời điểm rớt giá mạnh năm 2014.