Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67

Nông dân các huyện trong tỉnh Đồng Nai khốn đốn khi sử dụng giống bắp NK-67 - lai đơn F1 có nguồn gốc từ Indonesia do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối, có hiện tượng cây phát triển không đều, gây mất năng suất. Riêng tại xã Cẩm Đường (huyện Long Thành), nông dân cũng đang rất lo lắng vì đã lỡ sử dụng hàng trăm kg giống bắp NK-67 gieo trồng cho vụ hè - thu này.
Những ngày qua, chính quyền địa phương đã tổ chức khảo sát thống kê diện tích đã sử dụng giống bắp trên để có hướng giải quyết. Người dân không biết nên để cây bắp phát triển tiếp hay nhổ bỏ trồng lại giống khác vì đã đầu tư rất nhiều cho vụ hè - thu này. Diện tích bắp vụ hè - thu năm nay toàn xã Cẩm Đường là 650 hécta, tăng nhiều hơn mọi năm (do nông dân không trồng cây mì bởi giá cả luôn bấp bênh).
Ông Đỗ Văn Thiệu ở ấp Suối Quýt (xã Cẩm Đường) có 1,8 hécta chuyên trồng bắp. Ngay khi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa giữa tháng 4, ông Thiệu mua bao giống bắp NK-67 - lai đơn F1 do Indonesia sản xuất có trọng lượng 20kg về gieo trồng. Hiện tại, rẫy bắp của ông Thiệu đã cho ra trái non, nhưng xen lẫn trong đó có khoảng 20% cây bắp thấp bé, èo uột trổ cờ nhưng không ra trái khiến ông rất lo lắng vì chắc chắn năng suất sẽ không đạt như những năm trước.
Theo tính toán của nông dân, chi phí đầu tư cho 1 hécta bắp thường vào khoảng 13 - 16 triệu đồng. Năng suất khi thu hoạch khoảng 5,5 - 8 tấn, với giá bình quân khoảng 4.500 đồng/kg, trừ chi phí, nông dân sẽ lời khoảng 15 triệu đồng. Nhưng với tình hình hiện tại, không những không có lãi, mà nhiều khả năng nông dân sẽ không thu được khoản tiền đã đầu tư.
Đáng nói là bà con vì sự tiện lợi nên hay có thói quen mua hạt giống bắp ở các đại lý, các điểm bán lẻ rải rác khắp xã Cẩm Đường, huyện Cẩm Mỹ và TX.Long Khánh mà không mua từ Trạm Khuyến nông huyện Long Thành để tránh rủi ro và dễ dàng kiểm soát. Nhiều hộ gieo trồng xong thì vứt bỏ bao bì nên hiện tại chính quyền địa phương rất khó xác định có bao nhiêu diện tích sử dụng giống bắp NK-67 của Indonesia.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8/7, nhiều gia đình tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, nơi trồng hành lá lớn nhất tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện thương lái đang tới địa phương thu mua loại nông sản này với giá 18.000 đồng/kg, đây là thời điểm hành lá có giá cao nhất từ đầu năm đến nay.

Năm 2007, hồ tiêu giá thấp, anh Nguyễn Xuân Tình, ấp Tân Hòa, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đem 200 cây sưa đỏ vào trồng xen trong vườn tiêu của gia đình. Đầu mùa mưa năm nay, gia đình anh bán được 1 cây giá 12 triệu đồng. Số còn lại người mua trả giá bình quân 5 triệu đồng/cây nhưng anh chưa bán. Trồng cùng thời điểm như anh Tình, vườn sưa 200 cây của gia đình anh Nguyễn Văn Ánh ở cùng ấp, bán được 7 cây với giá 12 triệu đồng/cây.

Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 165.000ha áp dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng” và “1 phải - 5 giảm”. Đồng thời, có trên 2.000ha đất sản xuất lúa áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn và ghi chép sổ tay VietGAP…

Hơn một tháng qua, nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đứng ngồi không yên bởi nhiều diện tích hoa màu của họ đứng trước nguy cơ mất trắng vì không có nước tưới. Hiện bà conđang tìm mọi cách để cứu hoa màu.

Khu vực ĐBSCL có 10 nhà máy đường đang hoạt động. Tổng hợp từ Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2015, các nhà máy này đã ép trên 1,67 triệu tấn mía và sản xuất khoảng 163.610 tấn đường với tỷ lệ tiêu hao là 10,2 mía/1 đường (cùng kỳ năm trước là 10,7 mía/1 đường). Giá đường bình quân trong thời gian này tăng khoảng 1.500 – 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.