Khó tìm túi bao bì chân không cho gạo xuất khẩu

Ông Phạm Hải Bằng - giám đốc Công ty Cỏ May Pte Ltd tại Singapore - cho biết đã chạy đôn chạy đáo suốt nhiều tháng nay tìm nhà cung cấp túi nilông đóng gói hút chân không cho gạo xuất khẩu nhưng vẫn chưa có, kế hoạch xuất khẩu gạo Nosavina sang Singapore bị trễ hẹn và khách hàng phàn nàn.
Theo ông Bằng, từ đầu năm 2016 Singapore buộc tất cả gạo nhập khẩu vào thị trường này đều phải đóng gói hút chân không nhằm bảo quản được lâu, gạo không bị giảm chất lượng.
Để đáp ứng yêu cầu này, công ty đã nhập máy đóng gói hút chân không nhưng mới chỉ vận hành đóng gói thử nghiệm bao bì doanh nghiệp chào hàng.
Cũng có doanh nghiệp chuyên ngành bao bì ở TP.HCM chào hàng túi nilông theo yêu cầu công ty là “sau khi đóng gói trong vòng ba tháng không bị thủng, không khí không lọt vào”.
Tuy nhiên sau khi đóng gói trọng lượng 1 - 5kg, chỉ sau hai tuần là túi đã bị thủng, không khí lọt vào, có túi chỉ mới đóng gói vài ngày đã phình lên như chưa hút chân không...
Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê trong nước dịp gần đây lên xuống thất thường, khiến cả nông dân lẫn DN bối rối, không biết đường nào mà mua bán.

Trồng mè không tốn nhiều công chăm sóc như các loại rau màu khác, chi phí đầu tư cũng chỉ tương đương với trồng lúa nhưng lãi cao gấp 3- 4 lần.

Mô hình chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Thơi (ấp 5, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) là một trong những mô hình điển hình trong chăn nuôi khép kín hiệu quả tại địa phương. Nhờ mô hình nuôi heo này, không những giúp đời sống kinh tế của gia đình anh khá lên mà còn đưa ra được hướng chăn giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như hạn chế dịch bệnh.

Sáng 23-5, Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả khảo nghiệm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Emina, Nemato-Padco, Chaeto-Padco phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu tại phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk).

Câu chuyện một doanh nghiệp trồng mía, mang đường từ Lào về Việt Nam với giá thành sản xuất thấp đã đánh một “hồi chuông báo động” cho ngành mía đường Việt Nam.