Khó Quản Lý Sản Xuất, Kinh Doanh Phân Bón

Sáng qua (24.4), Sở NNPTNT Hà Nội đã tổ chức buổi hội thảo bàn về vấn đề “Tăng cường công tác quản lý sử dụng giống cây trồng, phân bón trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Bà Nguyễn Thị Thoa – Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết: “Trên địa bàn thành phố hiện có 119 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón, trong đó chỉ có 1 doanh nghiệp có quy mô lớn là Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển mới đủ năng lực sản xuất phân bón, còn lại là 14 doanh nghiệp chuyên nhập khẩu phân bón, số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại quá lạc hậu…”.
Theo đánh giá, hàng năm các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng ra thị trường hàng vạn tấn phân bón các loại, đáp ứng cơ bản đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của thành phố.
Song, điều đáng nói là hiện nay trên Hà Nội là địa bàn trung tâm nên nhiều doanh nghiệp chỉ lập văn phòng, trụ sở giao dịch, thực chất phân bón sản xuất từ những tỉnh khác đưa về. Hơn nữa, do những quy định về công tác quản lý sản xuất phân bón hiện nay có nhiều bất cập, chồng chèo.
Sở NNPTNT Hà Nội cũng cho biết, tính đến cuối năm 2013, đã có rất nhiều doanh nghiệp đang vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn. Cụ thể, trong 119 doanh nghiệp, thì chỉ có 55 doanh nghiệp có đăng ký hoạt động trên địa bàn, có thông tin liên hệ rõ ràng, số còn lại trừ 7 doanh nghiệp đã phá sản, có đến 57 doanh nghiệp mập mờ về địa điểm sản xuất, kinh doanh, không có địa chỉ liên hệ cụ thể.
Về vấn đề xử lý các doanh nghiệp vi phạm, Sở NNPTNT đã có kế hoạch hàng năm công tác thanh, kiểm tra vẫn được triển khai thường xuyên. Chẳng hạn như trong năm 2012, Sở đã xử lý 12 đơn vị, cá nhân với số tiền lên đến trên 30 triệu đồng, năm 2013 đã xử lý 23 trường hợp thu gần 80 triệu đồng…
Có thể bạn quan tâm

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nông dân ở “vựa tôm” phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi tôm nuôi liên tiếp bị thiệt hại, nợ tiền đại lý thức ăn, nợ ngân hàng, đẩy hàng loạt hộ vào cảnh khốn đốn.

Bến Tre là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, hàng ngàn hộ dân nông thôn trong tỉnh chọn nuôi gia súc là kinh tế chính của gia đình. Tuy nhiên, tình trạng chất thải trong chăn nuôi hầu như không được xử lý ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ làm ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Gần đây phương pháp nuôi heo trên đệm lót sinh thái hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường được một số hộ dân trong tỉnh áp dụng thành công, mở ra một hướng mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh.

Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thực hiện thí điểm mô hình sản xuất hẹ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Phục Nhứt.

Sinh ra ở vùng quê Lĩnh Nam, Hoàng Mai - nơi có truyền thống trồng rau của Hà Nội, nhưng anh Lê Hồng Ngọc (sinh năm 1980) lại chọn cho mình hướng đi riêng, đó là trồng cây ăn quả.

Năm 2013, huyện Phú Lương có kế hoạch trồng mới và trồng lại 200 ha chè. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai sớm việc đăng ký lấy cây giống và chuẩn bị tốt diện tích đất trồng.