Khó Khôi Phục Giống Cam Quý

Làng Đồng Dụ (xã Đặng Cương, huyện An Dương, Hải Phòng) xưa có giống cam đường được chọn để tiến vua. Trải qua vài trăm năm, giống cam này mai một dần và đến nay đã tuyệt chủng.
Cam đồng tiền - một giống cam quý khác của địa phương cũng đang có nguy cơ cùng chung số phận...
Cam quý nổi danh một thời
Theo lời cụ Nguyễn Ân (77 tuổi) ở thôn Đồng Dụ: Khi cụ được sinh ra thì cây cam đường đã có từ trước đó rất lâu tại địa phương. Giống cam đường tiến vua được trồng ở làng Đồng Dụ có những đặc điểm mà cam trồng ở các nơi khác không có: Mỏng vỏ, nhỏ cuống, thơm ngọt và nhiều nước, không hề có vị cay, chua, quả có hình dẹt. Trước kia, gia đình cụ Ân cũng là một trong số các hộ trồng nhiều cây cam đường. Mỗi dịp lễ tết, gia đình nào có cam thường mang cam để biếu tết người thân, bạn bè...
Cụ Nguyễn Xuân Lực (80 tuổi) cũng là một người gắn bó với giống cam này từ khi còn nhỏ cho hay: Đất Đồng Dụ là miền đất lành, được phù sa bồi đắp nên nhiều người dân ở khắp nơi về khai hoang, định cư và cũng từ đó mà địa phương có được giống cam đường. Quanh làng, hầu như hộ nào cũng trồng cam.
Cứ đến vụ thu hoạch, người dân địa phương lại tổ chức thi cam tại đình làng, lựa chọn xem cam nhà nào ngon nhất thì dùng để tiến vua. Sau nhiều lần thi, địa phương thường lựa chọn cam của những hộ dân ở khu Bắc (hiện là thôn Dân Hạnh) để tiến vua vì chất lượng tốt nhất. Cùng một địa phương nhưng do khu Bắc được phù sa bồi đắp nhiều hơn cả, chất đất tốt, lại được chăm bón đúng cách nên chất lượng cam cũng tốt. Cụ Lực chỉ bán theo quả, không bán cân.
Khi tới vườn, người mua phải trả khoảng 5.000 đồng/quả (ngoài chợ chỉ 2.000 đồng/quả thời điểm năm 1993- 1994). Nhờ tiếng tăm cam đường mà du khách tìm đến làng cũng nhiều hơn. “Nhưng vì nhiều lý do, đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, giống cam tiến vua này đã mai một và mất hẳn giống. Đó là một điều rất đáng tiếc cho địa phương” - cụ Lực nói.
Thiết tha khôi phục lại 2 giống cam
Cụ Lực cũng như nhiều cụ cao niên ở Đồng Dụ mong muốn khôi phục lại giống cam quý của địa phương bởi ngoài giá trị kinh tế, nó còn mang giá trị tinh thần và là niềm vinh dự của địa phương một thời.
Từ khi giống cam đường tuyệt chủng thì thay thế là giống cam đồng tiền. Theo ông Phạm Văn Linh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đặng Cương: Đây cũng là giống cam quý của địa phương, tuy nhiên hiện tại còn 2 hộ gia đình ở làng Đồng Dụ còn lưu giữ giống cam này.
Cụ Nguyễn Xuân Lực là người có tâm huyết trong việc bảo tồn giống cam quý, vì tuổi già, sức yếu, cụ muốn con trai tiếp tục nối tiếp mình nhưng cụ và con trai đã không thực hiện được điều đó. Cụ Lực chia sẻ, giống cam đồng tiền vốn có nguồn gốc từ Pháp.
Người dân nông thôn trước kia nghèo khó nên không có điều kiện dùng loại cam này mà chỉ có những người thành phố, giàu có mới mua ăn. Sau khi đã ăn cam, người dân vứt bỏ vỏ và hạt ra vườn, hạt phát triển thành cây. Khi thưởng thức quả ngọt, nhiều nước, thơm nên người ta gọi là cam đồng tiền (ý là đáng đồng tiền). Thế nhưng giống cam này lại ít quả, vì hiệu quả kinh tế thấp nên nhiều hộ đã bỏ cam để trồng cây cảnh, rau màu.
Ông Phạm Văn Linh cho biết: Năm 2006, xã Đặng Cương đã kết hợp với Viện Nghiên cứu và phát triển cây trồng triển khai thí điểm đề án khôi phục 2 giống cam quý này bằng việc cắt mắt, lai ghép giống.
Đề án có sự tham gia tích cực của cán bộ và người dân trong xã. Vài vụ đầu cam cho thu hoạch tốt với chất lượng cam ngon. Nhưng sau đó 3 năm, do đồng đất ở một số thôn trong xã không phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển dẫn đến cây cằn cỗi, héo úa, thường xuyên bị sâu bệnh, hiệu quả kinh tế trồng cam đường rất thấp so với các loại hoa màu khác. Do vậy, đến nay, việc khôi phục lại giống cam quý ở địa phương vẫn rất khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Nội dung quy định nêu rõ, đối với tàu cá hoạt động tại các vùng khai thác, tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cả, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp của Bộ NN-PTNT tổ chức vào ngày 15/10/2014, Hội Nuôi ong Việt Nam đã nêu những bức xúc trong việc kiểm dịch mật ong và ong mật, phải cấp giấy phép kiểm dịch cho 40 nghìn tấn mật ong với thời gian 6 năm và mỗi giấy phép chỉ có thời hạn 1 ngày.

Trong khi đó, nhờ tình hình thời tiết tương đối thuận lợi, các chính sách hỗ trợ cho ngư dân được thực hiện kịp thời nên khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển. Từ đầu năm đến nay, sản lượng thủy sản do ngư dân trên địa bàn tỉnh khai thác đạt 72.874 tấn, tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đây, gia đình ông có 6.000 m2 đất chủ yếu trồng lúa và luân canh rau màu theo thời vụ, thấy loại nào giá cao trồng ngay loại đó. Năm 2006, HTX Rau an toàn Gò Công ra đời, ông mạnh dạn tham gia vào HTX và chuyển 1.500 m2 đất lúa sang chuyên canh rau an toàn.

Là loại cây ưa bóng râm nên bạc hà thích hợp xen canh trong vườn sầu riêng đang cho thu hoạch và nhà vườn có thể tận dụng lượng phân bón chăm sóc sầu riêng để cây bạc hà phát triển tươi tốt.