Khó Khăn Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Cà Mau

Ngày 14/2, Sở NN&PTNT Cà Mau tổ chức hội nghị bàn giải pháp cung ứng tôm giống trên địa bàn.
Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước, với 296.551 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm quảng canh 161.932 ha, công nghiệp gần 6.000 ha, quảng canh cải tiến gần 40.000 ha, diện tích còn lại nuôi tôm kết hợp với các đối tượng khác.
Để đáp ứng nhu cầu nuôi, mỗi năm Cà Mau cần khoảng trên 25 tỷ con tôm giống. Tuy nhiên, mỗi năm tỉnh chỉ sản xuất được khoảng 8-9 tỷ con tôm sú, đáp ứng 40% nhu cầu, số còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Trung. Từ đó, công tác quản lý con giống gặp nhiều khó khăn, do lượng giống du nhập tỉnh lớn.
Đặc biệt, hiện nay phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến đang phát triển rất mạnh, nhu cầu con giống lớn, khoảng 25-28 tỷ con trong năm 2014. Trong đó có khoảng 3 tỷ con tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, tỉnh không sản xuất được giống tôm thẻ chân trắng mà phải nhập từ các tỉnh khác. Trong khi đó, Bộ NN&PTNT chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra giống tôm thẻ chân trắng.
Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt trên 1 tỷ USD. Mỗi năm cung cấp khoảng 133.900 tấn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, chủ yếu là tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại trên lúa, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững, đồng thời giúp nông dân giảm chi phí trong sản xuất, tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống người dân nông thôn…

Theo Sở NN&PTNT, diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh Bình Định đang có xu hướng giảm, trong đó có cây dừa và cây điều. Riêng đối với cây dừa, toàn tỉnh hiện có 9.353,7 ha, giảm 135,4 ha so với cùng kỳ năm trước.

Nằm trong kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh triển khai thực hiện 2 mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm tại ấp 9, xã Khánh An và ấp 5.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam) tổ chức tham quan mô hình sản xuất nấm tập trung tại xã Yên Phương (Yên Lạc).
Hàng năm, cứ đến mùa nước nổi là nông dân thường trồng các loại cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản để tăng thu nhập. Mô hình trồng ấu trên đất lúa của nông dân ở các huyện: Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười đang phát huy lợi thế và cho thu nhập khá cao